Chờ...

Giá cà phê hôm nay 10/8: Vụt qua ngưỡng 46.000 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 10/8 tăng 500 đồng/kg, thị trường khởi sắc theo thế giới, sức mua tăng manh. Giá cà phê Robusta thế giới chạm mốc 2.100 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng thêm 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 46.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 45.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 45.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 45.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 46,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 46,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 46,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 46,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở mức 46,100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

45,700

+500

Lâm Hà (Robusta)

45,700

+500

 Di Linh (Robusta)

45,600

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

46,2 00

+500

Buôn Hồ (Robusta)

46,100

+500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

46,100

+500

Ia Grai (Robusta)

46,100

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

46,100

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

46,100

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

50,100

+500

FOB (HCM)

2128

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 10/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Thị trường cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 nói chung và quý II nói riêng khá thuận lợi khi giá xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thuận lợi. Điều này thể hiện trong con số kim ngạch và lượng xuất khẩu đạt kỷ lục.

Tuy nhiên, dự kiến trong thời gian tới, thị trường cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước áp lực lạm phát ở các nước khu vực châu Âu, Mỹ đều tăng cao. Trong khi đó, đây đều là các thị trường quan trọng của ngành cà phê Việt Nam.

Giá cà phê thế giới tăng mạnh

Cà phê Robusta kỳ hạn T9/2022 (LRCU22) tiếp nối đà tăng hướng tới chinh phục mốc 2100, tăng 22 USD (+1.06%), giá đóng cửa ở mức 2095 USD/tấn.

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 10/8, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.095 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 26 USD/tấn ở mức 2.100 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 0,9 cent/lb, ở mức 212,75 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 0,45 cent/lb, ở mức 209 cent/lb.

Trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh, giá cà phê tiếp tục tăng, Robusta chạm mốc 2.100 USD/tấn. Tồn kho đạt chuẩn 2 sàn ở mức thấp tiếp tục là yếu tố nâng đỡ thị trường.

Những ngày qua, sự điều chỉnh dòng vốn của các giới đầu cơ trước suy đoán Fed có khả năng sẽ tăng lãi suất cơ bản mạnh tay hơn nữa giúp cà phê có chuỗi phụ hồi ấn tượng. Theo dữ liệu báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các quỹ tài chính đã chuyển sang vị thế mua ròng khá mạnh tay trong tuần vừa qua đã đẩy giá cà phê Robusta sàn London lên mức cao.

Với Arbica, tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn ICE tiếp tục giảm, đạt mức 630.304 bao vào thứ 2. Ngoài ra theo Somar Met, cả tuần trước vùng trồng Arabica chính của Brazil là Minas Gerais không nhận được giọt mưa nào, dấy lên lo ngại về khô hạn dẫn tới sương giá. Thông tin trên giúp Arabica tăng, nhưng thị trường vẫn đang tiếp tục quan sát kỹ tình hình thời tiết Brazil giai đoạn này.

Thị trường đang chờ đợi dữ liệu CPI Mỹ công bố. Đồng USD co thể bị bán tháo, điều chỉnh giảm so với rổ ngoại tệ và hàng hóa, dòng tiền đầu cơ vì thế cũng rót vào vàng và thị trường hàng hóa trong đó cà phê cả 2 sàn đều được hưởng lợi.

Theo Reuters, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu và tạo ra thặng dư trong niên vụ 2022 - 2023.

Tiêu thụ cà phê của Nga được dự đoán sẽ giảm gần 1 triệu bao; Ukraine giảm khoảng 400.000 bao. Đồng thời, Rabobank dự báo nhu cầu cà phê của Nga sẽ giảm 25% và Ukraine giảm 50%.

Rabobank nhận định rằng, sẽ có sự chuyển dịch trong cán cân cung ứng từ mức thâm hụt 5,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022 sang thặng dư 1,7 triệu bao vào niên vụ 2022 - 2023.