Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 11/4/2022: Quay đầu giảm

(VOH) - Giá cà phê ngày 11/4 giảm nhẹ 100 đồng/kg trên diện rộng. Ngành cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  41,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,600

-100

Lâm Hà (Robusta)

40,600

-100

 Di Linh (Robusta)

40,500

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,200

-100

Buôn Hồ (Robusta)

41,100

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,100

-100

Ia Grai (Robusta)

41,100

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.100

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,000

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,100

-100

FOB (HCM)

2.146

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 11/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Tính chung tuần trước, thị trường London có 4 phiên giảm liên tiếp và 1 phiên tăng cuối tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 48 USD. Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 3,25 cent, tức tăng 1,42%.

Hiện nay giá cà phê Arabica có sự hỗ trợ khi báo cáo xuất khẩu từ Brasil và Colombia sụt giảm. Trái lại, giá cà phê Robusta sụt giảm trở lại không chỉ do Brazil và Indonesia đã khởi đầu thu hoạch vụ mùa mới năm nay, mà còn do báo cáo xuất khẩu tháng 3/2022 của Việt Nam tăng mạnh tới 19,4% so với cùng năm trước, đã gây áp lực lên nguồn cung ngắn hạn.

Tháng 3/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá.

Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 3/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.318 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2022 và tăng 26% so với tháng 3/2021. Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

Cc doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước nhận định, triển vọng thị trường cà phê năm 2022 khá tươi sáng, giá sẽ tiếp tục đi lên. Theo đó, ngành cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 11/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 ở mức 2.091 USD/tấn, giao tháng 7/2022 ở mức 2.096 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 ở mức 231,65 cent/lb, giao tháng 7/2022  ở mức 231,55 cent/lb.

Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu trong tháng 2/2022 đạt 9,88 triệu bao, so với 10,24 triệu bao cùng tháng năm trước.

Từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022, xuất khẩu của Nam Mỹ giảm 14,5% xuống 24,99 triệu bao. Xuất khẩu cà phê của châu Á và châu Đại Dương tăng 25,0% lên 3,96 triệu bao trong tháng 2/2022 và tăng 21,6% lên 18,67 triệu bao trong 5 tháng đầu năm cà phê 2021 - 2022. Trong khi đó, xuất khẩu từ châu Phi giảm 11,9% xuống 975.000 bao vào tháng 2/2022 từ mức 1,11 triệu bao vào tháng 2/2021.

Triển vọng tạm thời mới nhất cho tổng sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 không đổi ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với mức 170,83 triệu bao của năm trước.

Tiêu thụ dự kiến ​​sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao. Xu hướng cung và cầu có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi do nền kinh tế thế giới suy thoái, chi phí đầu vào và sản xuất tăng cũng như nhập khẩu và tiêu dùng bị tác động do cuộc xung đột ở Ukraine.

Ông Norman Grant, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê Jamaica, bày tỏ tin tưởng rằng, giá sẽ cải thiện khi các nhà sản xuất thúc đẩy tăng nguồn cung.

Ông nhận định, nhu cầu trên thị trường đang ngày càng gia tăng đối với cà phê Jamaica, dẫn đầu là loại Blue Mountain Coffee cao cấp.

Hiệp hội đã hợp tác với Cơ quan quản lý hàng hóa nông nghiệp Jamaica (JACRA) tham gia vào một quá trình xem xét với chính phủ để tiến hành mở rộng trồng trọt.

Họ đã yêu cầu chính phủ bơm 1 tỷ USD vào việc trồng cà phê trong vòng 5 năm tới. Điều này sẽ làm tăng sản lượng từ mức hiện tại là 270.000 thùng lên 450.000 thùng, nâng doanh thu từ 17 triệu USD lên 25 triệu USD mỗi năm.

Theo ông, sản lượng cà phê Jamaica tăng sẽ thúc đẩy thu nhập của nông dân thêm 1,5 tỷ USD, theo trang Jamaica Gleaner.

Bình luận