Chờ...

Giá cà phê hôm nay 17/5/2022: Vụt tăng mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 17/5 bật tăng mạnh 800 đồng/kg theo giá thế giới trong bối cảnh áp lực từ vụ thu hoạch mới của các nước.

Giá cà phê trong nước sáng nay bật tăng 800 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 41.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 800 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,500đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 800 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,500đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,500đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,500đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 800 đồng/kg, dao động  ở  41,400đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 800 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,000

+800

Lâm Hà (Robusta)

41,000

+800

 Di Linh (Robusta)

40,900

+800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,600

+800

Buôn Hồ (Robusta)

41,500

+800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,500

+800

Ia Grai (Robusta)

41,500

+800

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,500

+800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,400

+800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,500

+800

FOB (HCM)

2.140

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 17/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý II xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,3 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.301 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 3 và tăng 23,4% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) giữ dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê 2021 ở mức 167,2 triệu bao, thấp hơn 2,1% so với niên vụ 2020 - 2021 và giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ này ở mức 170,3 triệu bao, tăng 3,3% so với niên vụ 2020-2021.

Theo đó, thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt 3,1 triệu bao cà phê. Điều này sẽ không còn là mối lo khi Brazil đã bước vào thu hoạch cà phê của niên vụ mới 2022 - 2023 với sản lượng tăng theo chu kỳ “hai năm một”.

Giá cà phê thế giới phục hồi bật tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 17/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 47 USD/tấn ở mức 2.087 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 45 USD/tấn ở mức 2.088 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 10,9 cent/lb, ở mức 224,8 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 10,8 cent/lb, ở mức 224,85 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 17/5/2022: Vụt tăng mạnh theo giá thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 17/5/2022: Vụt tăng mạnh theo giá thế giới 3

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh theo đà tăng của các sàn năng lượng và hàng hóa. Arabica lên cao nhất 3 tuần nay. Tin tức có thêm không khí lạnh tại các vùng cà phê Brazil cũng góp phần đẩy giá mặt hàng cà phê này tăng tốt trong phiên vừa qua. Tuy nhiên cũng nên cẩn trọng với những thông tin này, bởi tuần trước, tin không khí lạnh đã giúp giá cà phê tăng dựng đứng hồi giữa tuần. Nhưng sau đó thị trường nhận định đây có thể là chiêu trò của giới đầu cơ khiến giá cà phê lại giảm liên tiếp sau đó.

Theo các chuyên gia, giá 2 sàn cà phê biến động mạnh thời gian qua không nằm ngoài bối cảnh chung của các sàn giao dịch tài chính. Hai sàn cà phê vốn rất nhạy cảm với các yếu tố tiền tệ nhất là đồng USD và kinh tế vĩ mô. Cú bật giá đột ngột giữa tuần trước 11/5, dù là tin thời tiết giả, cũng phần nào báo hiệu giá cà phê còn chịu ảnh hưởng một yếu tố khác đó là thời tiết.

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhu cầu tiêu thụ cà phê bình quân của Thụy Sĩ khoảng 9 kg/người/năm, cao hơn mức trung bình 3,3 kg/người/năm của Anh và gấp đôi mức tiêu thụ 4,5 kg/người/năm ở Mỹ.

Do đó, Thụy Sĩ được coi là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng lớn đối với các nước sản xuất. Theo ITC, trong hai tháng đầu năm 2022, Thụy Sĩ nhập khẩu cà phê đạt 34,28 nghìn tấn, trị giá 175,51 triệu USD, giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sĩ trong thời gian này đạt mức 5.120 USD/tấn, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sĩ từ hầu hết các nguồn cung lớn tăng, với mức tăng cao nhất là 34,9% từ Brazil và mức tăng thấp nhất 11,6% từ Costa Rica.

Thụy Sĩ giảm nhập khẩu cà phê từ các nguồn cung lớn Colombia, Ấn Độ, Costa Rica, nhưng tăng từ Brazil, Việt Nam. Số liệu thống kê từ ITC cho thấy, hai tháng đầu năm 2022, Thụy Sĩ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 2,9 nghìn tấn, trị giá 6,02 triệu USD, tăng 11,1% về lượng và tăng 34,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 7,46% trong hai tháng đầu năm 2021 lên 8,48% trong hai tháng đầu năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).