Chờ...

Giá cà phê hôm nay 21/5/2022: Quay đầu giảm

(VOH) - Giá cà phê ngày 21/5 giảm 300 đồng/kg trên diện rộng theo giá thế giới do thông tin sản lượng cà phê toàn cầu và Brazil tăng. Cà phê Hòa tan của Việt Nam bán mạnh ở thị trường Trung Quốc.

Giá cà phê trong nước sáng nay quay đầu giảm 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,200đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,100đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg, dao động  ở  41,000đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,600

-300

Lâm Hà (Robusta)

40,600

-300

 Di Linh (Robusta)

40,500

-300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,200

-300

Buôn Hồ (Robusta)

41,100

-300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,100

-300

Ia Grai (Robusta)

41,100

-300

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,100

-300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,000

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,100

-300

FOB (HCM)

2.111

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 21/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, thị trường cà phê Trung Quốc được dự báo tăng trưởng trung bình 10,42%/năm trong giai đoạn 2022 – 2027.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê tại nước này đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 15%. Mặc dù Trung Quốc là nước gánh chịu hậu quả đáng kể từ đại dịch Covid-19 nhưng điều này không làm giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê của người tiêu dùng.

Theo ông Lý Thanh Hải, Giám đốc Phát triển kinh doanh thị trường Trung Quốc của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, cà phê Trung Nguyên đã vào thị trường Trung Quốc hơn 10 năm qua, chủ yếu là cà phê hòa tan.

Nhờ xây dựng được hệ thống phân phối tại Trung Quốc gồm 15 nhà nhập khẩu, 300 nhà phân phối, 30.000 điểm bán offline và hàng vạn cửa hàng trên kênh online, cà phê hòa tan Trung Nguyên Legend đã có vị trí quan trọng tại thị trường này.

Cụ thể, mỗi năm có khoảng 800 triệu ly cà phê G7 đã được bán ở Trung Quốc. Cứ mỗi 18 ly cà phê của bất cứ thương hiệu nào bán ra trên thị trường Trung Quốc thì sẽ có 1 ly đến từ các thương hiệu của Trung Nguyên Legend. Với 15 triệu người sử dụng thường xuyên, cà phê hòa tan G7 đang là thương hiệu cà phê hòa tan lớn nhất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, để chinh phục được thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần nghiên cứu rõ về thị trường và có chiến lược tiếp cận phù hợp.

Giá cà phê thế giới quay đầu giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 21/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.056 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 22 USD/tấn ở mức 2.059 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 2,85 cent/lb, ở mức 215,85 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 2,8 cent/lb, ở mức 216 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 21/5/2022: Quay đầu giảm phiên cuối tuần 2
Giá cà phê hôm nay 21/5/2022: Quay đầu giảm phiên cuối tuần 3

Phiên hôm qua giá cà phê 2 sàn lại quay đầu giảm khi có tin sản lượng cà phê toàn cầu và Brazil tăng. Rabobank ước niên vụ 2022 - 2023 cà phê thế giới đảo chiều từ thiếu sang thừa cung. Bên cạnh đó sức tiêu thụ cà phê ngày càng kém đi cũng khiến giá cà phê giảm.

Trong tuần này, giá cà phê trên 2 sàn kỳ hạn tăng giảm đan xen. Giá cà phê tăng khi USDX sụt giảm hỗ trợ sức mua hàng hóa của các thị trường tiêu dùng nói chung, nhưng cũng đã làm tỷ giá đồng Reais tiếp tục mạnh lên khiến người Brazil giảm bán, làm thị trường quay lại mối lo cung.

Brazil và Colombia đang phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của 2 nước này.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3 đạt 13,2 triệu bao, tăng 4% so với 12,7 triệu bao của cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 3) xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm nhẹ 0,1%, xuống 66,2 triệu bao từ mức 66,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.

Trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 12,1% xuống 30,1 triệu bao. Trong giai đoạn này, các lô hàng từ Brazil - nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chỉ đạt 20,7 triệu bao, giảm tới 17,5% so với 25,2 triệu bao của cùng kỳ.

Tương tự, xuất khẩu cà phê của nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới là Colombia cũng giảm 8,6% xuống còn 6,5 triệu bao. Mặc dù vậy, trong tháng 3 xuất khẩu cà phê của Colombia đã có sự cải thiện khi tăng 1,3% lên 1,1 triệu bao.

Châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của Colombia và Brazil. Trong tháng 3, xuất khẩu của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã đạt hơn 5 triệu bao, tăng mạnh 19,4% so với tháng 3/2021.

Theo ICO, đây là lần đầu tiên xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương vượt mốc 5 triệu bao, đồng thời cũng là lần đầu tiên khu vực này chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu của Nam Mỹ kể từ tháng 4/2018.