Chờ...

Suy giảm trên cả 2 sàn vì giao dịch ảm đạm

(VOH)-Giá cà phê ngày 22/7 giảm 200 đồng/kg, Thiếu vắng khách giao dịch, giá cà phê trên cả hai sàn cùng sụt giảm với khối lượng thương mại trong phiên rất thấp.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,700 đồng/kg g, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum 200 đồng/kg, dao động ở mức 42,700 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,300

-200

Lâm Hà (Robusta)

42,300

-200

 Di Linh (Robusta)

42,200

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,8 00

-200

Buôn Hồ (Robusta)

42,700

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,700

-200

Ia Grai (Robusta)

42,700

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,700

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,700

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,700

-200

FOB (HCM)

2042

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 22/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Tổng cục Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 7 đạt 58.365 tấn (tương đương 972.570 bao), giảm 2,46% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu của năm 2022 lên đạt tổng cộng 1.077.103 tấn (khoảng 17,95 triệu bao), tăng 19,29% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, tăng tới 48,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đồng Euro của EU và đồng Real của Brazil suy yếu đã khiến “sắc đỏ” bao trùm nhiều thị trường hàng hóa trên thế giới.

Lũy kế 6 tháng năm 2022, cả nước đã xuất khẩu 1,02 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD; tăng 20,7% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 6/2022 sang nhiều thị trường chủ lực tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: Đức, Bỉ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Nga. Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm như: Italia, Nhật Bản, Anh, Philippines và Trung Quốc.

Trong 6 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Philippines và Trung Quốc giảm. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh tăng trưởng ba con số; sang Đức, Italy, Tây Ban Nha và Nga tăng trưởng hai con số.

Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 22/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 11 USD, xuống 1.987 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 10 USD, còn 1.984 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất thấp dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 2,30 cent, xuống 215,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 2,20 cent, còn 221,75 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Suy giảm trên cả 2 sàn vì giao dịch ảm đạm 2
Suy giảm trên cả 2 sàn vì giao dịch ảm đạm 3

Quyết định tăng lãi suất thêm 0,5% lần đầu tiên sau 11 năm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được thị trường nhận định là “có phần trung lập và không có nhiều ảnh hưởng”. USDX điều chỉnh giảm trở lại đã hỗ trợ các tiền tệ mới nổi tăng thêm sức mạnh. Dòng vốn đầu cơ chạy về lại chứng khoán.

Tỷ giá USD tăng 0,64% so với đồng Reais, lên ở mức 1 USD = 5,4950 R$, điều này sẽ khuyến khích Ủy ban Tiền tệ (Copom – Brasil) sẽ mạnh tay trong việc điều hành lãi suất cơ bản đồng Reais trong phiên họp chính sách sắp tới.

Gía cà phê kỳ hạn hai sàn cùng suy yếu do thiếu vắng nhà đầu tư trong một phiên giao dịch buồn tẻ với khối lượng thấp.  Đồng Reais giảm xuống mức thấp gần 6 tháng đã khuyến khích người Brasil đẩy mạnh bán cà phê ra.

Cụ thể, sản lượng dự kiến tăng 7,8 triệu bao (tương đương 4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Tại Brazil, sản lượng cà phê arabica được dự báo sẽ tăng 5,1 triệu bao lên 41,5 triệu bao. Phần lớn các khu vực sản xuất đang trong chu kỳ sản xuất hai năm một lần, do đó sản lượng khả năng sẽ cao hơn trong vụ tới.

Tuy nhiên, con số sản lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh gần 50 triệu bao trong các vụ mùa gần đây.

Vụ thu hoạch cà phê robusta được dự báo sẽ tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục 22,8 triệu bao, tăng 1,1 triệu bao so với vụ trước do điều kiện thời tiết thuận lợi và quản lý cây trồng tốt. Diện tích thu hoạch tăng nhẹ cũng góp phần làm tăng sản lượng.

Như vậy, tổng sản lượng thu hoạch arabica và robusta của Brazil trong vụ 2022 - 2023 là 64,3 triệu bao, tăng 6,2 triệu bao so với vụ trước.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu (gồm cà phê nhân, cà phê đã rang xay và cà phê hòa tan) trong tháng 5 đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ. Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022 lên gần 88 triệu bao, tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ 2020-2021.

Giá cà phê trong quý II giảm 2 - 5% vì áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm. USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.

Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta. Trái ngược với giá thế giới, giá cà phê robusta nội địa cuối tháng 6 tăng mạnh so với cuối tháng 5. Tính chung trong quý II, giá cà phê trong nước tăng khoảng 8%. Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê tăng trưởng tốt nhưng doanh nghiệp trong ngành cà phê đạt lợi nhuận không như mong đợi vì giá vận chuyển và nhiều chi phí khác tăng cao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu (gồm cà phê nhân, cà phê đã rang xay và cà phê hòa tan) trong tháng 5 đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ.

Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022 lên gần 88 triệu bao, tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Giá cà phê trong quý II giảm 2 - 5% vì áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm.