Giá cà phê trong nước hôm nay đi ngang, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 47.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng chững giá, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 48.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk ổn định, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang, giá ở Pleiku là 48,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông dao động ở ngưỡng 48,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum không biến động, dao động ở mức 48,400 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TPHCM đi ngang, dao động ở ngưỡng 52,400 đồng/kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG | ||
Bảo Lộc (Robusta) | 47,800 | 0 |
Lâm Hà (Robusta) | 47,800 | 0 |
Di Linh (Robusta) | 47,700 | 0 |
ĐẮK LẮK | ||
Cư M'gar (Robusta) | 48,200 | 0 |
Buôn Hồ (Robusta) | 48,200 | 0 |
ĐẮK NÔNG | 48,200 | 0 |
KON TUM | ||
Đắk Hà (Robusta) | 48,200 | 0 |
TP.HỒ CHÍ MINH | ||
— R1 | 52,200 | 0 |
FOB (HCM) | 2,270 | Trừ lùi: +55 |
Trong tháng 7, giá cà phê robusta mặc dù có thời điểm giảm xuống mức thấp 40.800 - 41.300 đồng/kg vào giữa tháng, tuy nhiên giá có xu hướng tăng dần. Đà tăng vẫn kéo dài đến giữa tháng 8, thậm chí có nơi giá đã cán mốc 49.000 đồng/kg.
Thị trường cũng bàn đến con số tồn kho cà phê Arabica do ICE quản lý giảm xuống mức thấp 23 năm. Theo Reuters, đây chỉ là thao tác kỹ thuật “đảo kho” nhằm kiểm định lại chất lượng số hàng tồn lâu năm được xuất ra khỏi kho, cho nên số đăng ký chờ đánh giá lại tăng vọt lên tới hơn 200 ngàn bao.
Hàng ở đâu ra vào lúc này để đưa về sàn chờ lấy Chứng nhận mà nhiều như vậy, trong khi giá cà phê ở thị trường bên ngoài hiện đang cao ngất ngưởng.
Nổi bật nữa là báo cáo tồn kho Robusta tại London sụt giảm liên tiếp xuống dưới mức 100 ngàn tấn, trong khi giới thương nhân cũng không mặn mà đưa cà phê Robusta của Việt Nam và Conilon của Brasil về sàn đăng ký đấu giá vì hàng cà phê tại hai thị trường nội địa lớn nhất nhì thế giới hiện rất khó mua.
Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Giá cà phê thế giới giảm nhẹ
Giá cà phê thế giới chiều ngày 22/8/2022, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 11 USD/tấn ở mức 2.226 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.226 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 1,25 cent/lb, ở mức 215,95 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 1,50 cent/lb, ở mức 213,35 cent/lb.
Trong báo cáo tháng 7, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tiếp tục giữ nguyên dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 - 2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước.
Đồng thời, ICO dự báo tiêu thụ sẽ tăng 3,3% lên mức 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022.
Cùng thời điểm, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021 - 2022 giảm 300.000 bao so với dự báo đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái, xuống còn 167,1 triệu bao.
Trong đó, Brazil tăng 1,8 triệu bao lên 58,1 triệu bao nhờ sản lượng arabica cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, sản lượng của Honduras điều chỉnh giảm 1,4 triệu bao do ảnh hưởng của bệnh gỉ sắt ở lá.
Sản lượng của Colombia cũng giảm 800.000 bao do thời tiết mưa nhiều và thiếu nắng làm giảm sản lượng. Ngoài ra, sản lượng của Bờ Biển Ngà cũng được cắt giảm 670.000 bao do sản lượng thấp hơn.