Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 23/10/2020:Vụt tăng 600 đồng/kg khi giá thế giới tăng mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/10 phục hồi tăng mạnh 500-600 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới bật tăng.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng bất ngờ phục hồi tăng 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 31.700 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk  cũng tăng 600 đồng/kg, lên mức 32.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 600 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên mức 32.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  32.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500, dao động lên mức 31.700 đồng/kg.     

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 600 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  33.700 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.433 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,700

+600

— Lâm Hà (Robusta)

31,700

+600

— Di Linh (Robusta)

31,600

+600

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

32.400

+600

— Buôn Hồ (Robusta)

32,200

+600

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

32,000

+600

_ Ia Grai (Robusta)

32,000

+600

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,000

+600

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

31.700

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

33,700

+600

Giá cà phê hôm nay 23/10/2020
Ảnh minh họa: internet

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 9 giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 2% về trị giá so với tháng 8/2020; tăng 8,3% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với tháng 9/2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 9, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.880 USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 8/2020 và tăng 3% so với tháng 9/2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.725 USD/tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Simexco, thương nhân xuất khẩu cà phê lớn nhất Tây Nguyên, cũng dự báo sản lượng vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam sẽ giảm khoảng 4,8% so với vụ trước, do nhiều diện tích cà phê già cỗi phải thực hiện tái canh và nông dân đưa thêm nhiều cây trồng có giá trị vào xen canh.

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định hiện vẫn chưa thấy yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn đang ảm đạm.

Trong báo cáo mới nhất cập nhật hôm 2/9, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) mới đây đưa ra dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 31,5 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020, cao hơn 0,7% so với niên vụ trước.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Công ty TNHH MTV (VINACAFE) nhận định con số ICO đưa ra chưa thực sự chính xác bởi đợt hạn hán vừa qua ở khu vực Tây Nguyên gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Thời tiết bất lợi đang diễn ra tại hai nhà sản xuất cà phê lớn nhất nhì thế giới là mối quan tâm chính của các giới đầu cơ trên cả hai thị trường cà phê kỳ hạn hiện hành.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1276

+26

+2.08

7775

1286

1247

1247

1250

14834

01/21

1307

+28

+2.19

13636

1318

1277

1278

1279

41303

03/21

1313

+24

+1.86

4930

1323

1289

1289

1289

24757

05/21

1327

+23

+1.76

753

1335

1304

1305

1304

12809

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

106.7

+2.55

+2.45

22411

107.45

103.2

103.7

104.15

90817

03/20

109.4

+2.40

+2.24

11374

110.05

106.1

106.95

107

73853

05/21

111.1

+2.45

+2.25

4348

111.65

107.9

108.5

108.65

32943

07/21

112.65

+2.50

+2.27

4329

113.15

109.4

110.2

110.15

30606

Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 26 USD, lên 1.276 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1 tăng 28 USD, còn 1.307 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 24 USD, lên 1.313 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 2,55 cent, lên 106,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 2,4 cent, lên 109,4 cent/lb, các mức tăng cũng khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng 0,37 %, lên ở mức 1 USD = 5,5950 Reais trong bối cảnh khó khăn vì nợ công của chính phủ Brasil vẫn gia tăng. Trong khi thị trường ngoại hối vẫn chưa chắc chắn về khả năng phê duyệt gói tài trợ mới đã kéo USDX sụt giảm liên tiếp.

Giá cà phê hồi phục trên cả hai thị trường kỳ hạn khi dòng vốn đầu cơ quay về lại mặt hàng cà phê do lo ngại tác động tiêu cực của hiện trường thời tiết La Nina làm vụ thu hoạch Robusta mới của Việt Nam bị chậm lại và một số vùng Arabica của Brasil bị khô hạn. Dường như đã có sự điều chỉnh vị thế đầu cơ bán ròng “quá mức” trên sàn New York khi đồng Reais tăng giá so với USD và giá dầu thô vượt mức 40 USD/thùng.

Thị trường Robusta London sẽ kết thúc hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 và tiến hành ngày thông báo đầu tiên (FND) sẽ góp phần tạo nên những bất ngờ trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay.

Người phát ngôn của Hội đồng Cà phê Ấn Độ cho biết, cà phê arabica của Intercontinental Exchange đang chịu áp lực do lo ngại về các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng tại một số thành phố lớn của châu Âu, theo Live Mint.

Bên cạnh đó, các loại sâu hại và diễn biến thời tiết thất thường cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê arabica tại Ấn Độ.

Bà Sunalini Menon, Chủ tịch Công ty Coffeelab Ltd và là một trong những nhà quản lí cà phê nổi tiếng nhất châu Á, cho biết, không có loại cây trồng nào có thể chống chọi với sâu đục thân. Nếu tình trạng này kéo dài có thể xóa sổ giống arabica khỏi quốc gia này.

Bình luận