Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 24/8: Bật tăng 400 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 24/8 phục hồi tăng 400-500 tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ do giá thế giới tăng.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 38.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 37.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 300- 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Di Linh ở mức 37.800 đồng/kg, tại Lâm Hà ở ngưỡng 37.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 38.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 38.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 400 đồng/kg, giá tại Pleiku là 38.6000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 38.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 38.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động ở  mức 38.500 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  39.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.832 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

37,800

+400

Lâm Hà (Robusta)

37,700

              +300

 Di Linh (Robusta)

37,800

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

38.900

+400

Buôn Hồ (Robusta)

38.700

+400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

38,600

+400

Ia Grai (Robusta)

38,600

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

38,600

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

38.500

+400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

39,900

               +300

Giá cà phê hôm nay 24/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước. Ngoài ra, cước phí vận tải tăng cao cũng làm giảm sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 15 ngày đầu tháng 8, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê giảm 17% về lượng và giảm 13% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7, giảm 9,9% về lượng và tương đương về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 8/2020, đạt 47,14 nghìn tấn, trị giá 93 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước.

Trên thế giới, biến thể virus mới bùng phát cũng khiến sự phục hồi kinh tế thế giới bị ảnh hưởng. Số liệu mới công bố cho thấy, dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu hơn, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ không như kỳ vọng.

Hiện nay, nhu cầu cà phê toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao bất chấp giá tăng mạnh. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới vẫn là tình trạng thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu.

Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam đang có giá khoảng 1.900 USD/tấn (FOB) và Brazil nhỉnh hơn với khoảng 2.000 USD/tấn (FOB).

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, cước vận chuyển đi Mỹ và EU hiện tại tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến.

Mỹ luôn luôn mua hàng với điều kiện CNF (giá đã bao gồm tiền hàng và cước phí), như vậy rủi ro về chi phí vận chuyển đều do doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu.

Thời hạn ký hợp đồng giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì ngược lại.

Có thời điểm, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp cũng không thể tìm được xác nhận chỗ trên tàu để tiến hàng giao hàng và đến khi tìm được Booking thì giá vận chuyển đã tăng thêm hơn 1.500 USD/1 container 40 feet.

So với thời điểm 2020, cước vận chuyển đi EU thường ổn định ở mức 800-1.200 USD cho 1 container 40 feet, nhưng bây giờ tăng trên 11.000 USD, tức là tăng 12-13 lần so với mức giá đầu năm 2020.

Cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020 đến nay tăng lên 13.500 USD, tức là tăng 5-6 lần.

Trong khi đó, giá cước vận tải từ Brazil tới Mỹ chỉ khoảng 4.000 USD/container tăng từ khoảng 1.500 USD - 2.000 USD/container trước đại dịch.

Điều này khiến cho cà phê của Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.896 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, tăng 96 USD/tấn (tương đương mức tăng 5,3%) so với ngày 9/8/2021, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới tăng

Phiên giao dịch ngày 24/8, lúc 9h30, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 31 USD, lên 1.893 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 30 USD, lên 1.912 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 0,35 cent, lên 181,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng thêm 0,35 cent, lên 184,60 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 24/8: Bật tăng 400-500đồng/kg 2
Giá cà phê hôm nay 24/8: Bật tăng 400-500đồng/kg 3

Đồng Reais tăng nhẹ 0,07 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,3810 Reais trong sự thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn tại chính trường Brasil và trông chờ kết quả phiên họp Fed vào nửa sau của tuần này. Trong khi USDX giảm nhẹ từ nổi lo lạm phát và sự hồi phục kinh tế toàn cầu chậm lại vì covid-19 biến chủng mới đã kéo theo giá cả nhiều loại hàng hóa sụt giảm.

Giá cà phê Arabica tại New York tăng nhẹ với khối lượng thấp là do sự hiệu chỉnh kỹ thuật ngay sau ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 9 nên cũng không quá bất ngờ. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của việc chu chuyển dòng vốn phái sinh từ vàng và đặc biệt là dầu thô sau khi giảm 7 phiên liên tiếp.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng do nhà đầu tư tiếp tục thực hiện hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên, dự kiến phiên hôm nay sẽ có biến động bất ngờ do nhà đầu tư đã gần như hoàn tất trạng thái, sẵn sàng để bước vào ngày thông báo giao hàng đầu tiên (FND). Mối quan tâm lớn nhất của thị trường cà phê Robusta vào lúc này là Việt Nam và nhiều nước sản xuất cà phê khác gia tăng các biện pháp giãn cách xã hội, trong khi các vấn đề của vận tải biển toàn cầu vẫn còn nguyên.

Somar Metorologia dự báo thời tiết tuần này tại các vùng cà phê ở miền nam Brasil tiếp tục khô nóng và không có mưa. Dự báo này sẽ góp phần hỗ trợ giá cà phê New York trong ngắn hạn.

Bình luận