Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng lao dốc giảm 600 đồng/kg, huyện Bảo Lộc giá cà phê về mức 31.600 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh giá cà phê về ngưỡng 31.5000 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm mạnh đến 800 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê về ngưỡng 32.600 đồg/kg và tại Buôn Hồ giá cà phê về mức 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 700 đồng/kg về mức 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 700 đồng/kg về ngưỡng 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 800 đồng/ kg về mức 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 700đồng/kg về mức 33.8000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,600 |
-600 |
— Di Linh (Robusta) |
31,500 |
-600 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,500 |
-600 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
32,600 |
-800 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
32,400 |
-800 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
32,100 |
-700 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32.100 |
-700 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.500 |
-800 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
33,800 |
-700 |
Ảnh minh họa: internet
Xuất khẩu cà phê tháng 8/2019 ước đạt 109 nghìn tấn với giá trị đạt 184 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,17 triệu tấn và gần 2 tỷ USD, giảm 11,8% về khối lượng và giảm 21,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Doanh thu từ xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm giảm 20% xuống còn 2,03 tỉ USD, theo Reuters.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong nửa đầu tháng 8/2019 đạt mức 1.688 USD/tấn, giảm 3,3% so với 15 ngày trước đó, và giảm 9,1% so với nửa đầu tháng 8/2018. Lũy kế từ đầu năm nay đến giữa tháng 8/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.707 USD/tấn, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 7 tháng đầu năm, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9%. Ngoại trừ hai thị trường Philippine và Malaysia có giá trị xuất khẩu cà phê tăng (tăng 22,1% và 3,7%), hầu hết các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1.708 USD/tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Trên thị trường thế giới, trong tháng 8/2019, giá cà phê thế giới biến động giảm. So với tháng trước, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2019 thị trường London giảm 41 USD/tấn xuống còn 1.297 USD/tấn.
Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 7/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 đ/kg xuống còn 32.300 – 33.400 đ/kg.
Giá cà phê thế giới tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2019 và giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây do áp lực dư cung của thị trường cà phê toàn cầu. Cụ thể là Brazil tăng cường bán phòng hộ và hàng vụ mới hiện rất dồi dào.
Giá cà phê suy giảm khiến nguồn cung cà phê sụt giảm ở các nước trồng cà phê chính. Reuteurs đưa tin một số người trồng cà phê ở Colombia và Trung Mỹ đã bỏ vườn vì giá cà phê quá thấp trong khi chi phí sản xuất cao.
Giá cà phê thế giới giảm mạnh gần 3%
Trên thị trường thế giới, 8h30 ngày 6/9/2019 giá cà phê robusta giao tháng 11/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 38USD/tấn, tương đương 2,9%, về mức 1.272USD/tấn, giá cà phê giao tháng 01/2020 giảm 27 USD/tấn, tương đương 2,78%, về mức 1.295 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 03/2020 giảm 37 USD/tấn, tương đương 2,73%, về mức 1.318USD/tấn, giá cà phê giao tháng 05/2020 giảm 34 USD/tấn, tương đương 2,47% về mức 1.344USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h30 ngày 6/9/2019, giảm 1,20USD/tấn, tương đương 1,24% về mức 954USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 giảm 1,25 USD/tấn, tương đương 1,25% về mức 988USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 giảm 1,20USD/tấn, tương đương 1,17%, về mức 1.010USD/tấn, giá giao tháng 7/202 giảm 1,25USD/tấn, tương đương 1,2%, về mức 1.031USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
11/19 |
1272 |
-38 |
-2.9 |
7703 |
1320 |
1262 |
1310 |
1310 |
68753 |
01/20 |
1295 |
-37 |
-2.78 |
3802 |
1342 |
1286 |
1335 |
1332 |
30871 |
03/20 |
1318 |
-37 |
-2.73 |
1586 |
1364 |
1309 |
1358 |
1355 |
16882 |
05/20 |
1344 |
-34 |
-2.47 |
751 |
1388 |
1335 |
1382 |
1378 |
7542 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
12/19 |
95.40 |
-1.20 |
-1.24 |
19589 |
97.45 |
95.05 |
96.80 |
96.60 |
134864 |
03/20 |
98.80 |
-1.25 |
-1.25 |
5963 |
100.85 |
98.45 |
100.20 |
100.05 |
56627 |
05/20 |
101.10 |
-1.20 |
-1.17 |
1977 |
103.10 |
100.75 |
102.65 |
102.30 |
29632 |
07/20 |
103.15 |
-1.25 |
-1.2 |
1089 |
105.10 |
102.85 |
104.60 |
104.40 |
18437 |
Nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, CCL Products, có kế hoạch tăng cường tập trung vào thị trường Ấn Độ, nhắm tới một thị phần lớn của thị trường nội địa nhưng mới chỉ đóng góp 7% vào tổng doanh thu.
Công ty đã báo cáo doanh thu 1.100 crore rupee vào năm 2018 và có 2 cơ sở sản xuất ở Ấn Độ cùng với 2 cơ sở lần lượt tại Việt Nam và Thụy Sĩ.
CCL Products cũng đang xem xét mở rộng cơ sở tại Việt Nam, ngoài việc bổ sung công suất và đóng gói ở Ấn Độ. Công ty đã đưa ra một kế hoạch mở rộng với chi phí 20 triệu USD, theo The Economic Times.
Trong đó, 8 triệu USD sẽ sử dụng cho việc bổ sung công suất tại Việt Nam và 12 triệu USD cho sản xuất bao bì tại chi nhánh của công ty ở đặc khu kinh tế gần Chittoor, Andhra Pradesh, Ấn Độ.
CCL chuyên xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan đến hơn 80 quốc gia và đang xem xét tăng số lượng thị trường xuất khẩu lên hơn 100 trong 2 - 3 năm tới, ngoài việc tập trung vào Mỹ.
Đại diện CCL Products đã trả lời các nhà báo ở thành phố Hyderabad rằng họ hi vọng sẽ hết nợ trong vòng 3 năm, giúp tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận.