Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê ngày 12/7: Đồng loạt quay đầu giảm 200 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 12/7 quay đầu đi xuống, giảm 200 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Giá cà phê thế giới ổn định.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 36.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 35.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 36.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá tại Pleiku là 36.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 36.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở  mức 36.000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  37.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

35,400

-200

Lâm Hà (Robusta)

35,400

-200

 Di Linh (Robusta)

35,300

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

36.500

-200

Buôn Hồ (Robusta)

36.300

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,200

-200

Ia Grai (Robusta)

36,200

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,200

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

36.000

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

37,700

-200

Giá cà phê hôm nay 12/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo ghi nhận không mấy sôi động dù giá có lúc được trả lên mức 37 triệu đồng/tấn. Giao dịch tuần qua ở mức chậm và thận trọng, có thể thị trường còn đang chờ đợi giá tăng hoặc lo ngại diễn biến xấu đi của dịch Covid-19.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, từ trước đến nay giá cà phê trong nước đều lấy giá cà phê Robusta trên sàn London để tham chiếu. Với cấu trúc “vắt giá” trên sàn London như hiện nay cho thấy giới kinh doanh lo ngại vấn đề khó khăn trong vận tải không thể sớm được giải quyết. Vị chuyên gia này nhận định, thời gian tới sẽ khó thấy giá cà phê trong nước cùng song hành với giá cà phê London. Theo đó, giá cà phê London giả dụ tăng 3, 4 lần thì trong nước chỉ tăng 1; trong khi giá cà phê London giảm 1 thì giá cà phê nội địa lại giảm 3, 4.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cuối tháng 6/2021, giá cà phê Robusta tăng lên mức cao. Nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam tiếp tục giảm do thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao. Tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường. Tuy nhiên, lượng cà phê sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước. Hiện quốc gia vẫn phải nhập khẩu bổ sung cà phê để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 37 USD, tức tăng 2,17 %, lên 1.744 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 23 USD, tức tăng 1,35 %, lên 1.722 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình. Giá cà phê sàn London duy trì cấu trúc nghịch đảo.

Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 1,60 cent, tức giảm 1,05 %, xuống 151,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 1,55 cent, tức giảm 1,03 %, còn 154,35 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 400 – 500 đồng, lên dao động trong khung 36.000 – 36.700 đồng/kg.

Giá cà phê hai sàn tiếp tục xu hướng trái chiều khi có nhiều thông tin cho rằng thiệt hại do sương giá gây ra ở Brasil chưa có thống kê cụ thể, trong khi áp lực bán hàng vụ mới vẫn còn nguyên. Mới nhất là thông tin về chuyến khảo sát thứ ba của bà Judy Ganes-Chase, nhà tư vấn có uy tín trên thị trường cà phê thế giới, nhưng ý kiến đưa ra cũng chỉ là thiệt hại khoảng 1% tiềm năng sản lượng vụ sau. Tuy nhiên, Bà lại cho rằng sản lượng vụ mùa hiện đang thu hoạch có thể giảm thêm ít nhất 5% so với dự báo hồi đầu năm. Thị trường đang trồng chờ ý kiến này được sáng tỏ hơn.

Trái lại, giá cà phê London duy trì đà tăng do lo ngại dịch bệnh covid-19 bùng phát khắp các nước sản xuất cà phê Robusta ở Đông Nam Á khiến xuất khẩu chậm lại, kết hợp với cước vận tải biển tăng vọt làm cho cả hai bên mua bán cũng khó giao nhận hàng vào lúc này.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng Năm chỉ đạt 9,79 triệu bao, giảm hơn 10,10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lũy kế xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại 2020/2021 cao hơn 2,20% so với cùng kỳ niên vụ trước, với tổng cộng 87,30 triệu bao. Trong đó, cà phê có xuất xứ từ Brasil chiếm tới 35% lượng cà phê toàn cầu xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng.

Tính đến thứ Hai ngày 06/07, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận đã giảm thêm 1.720 tấn, tức giảm 1,14 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 149.130 tấn (tương đương 2.485.500  bao, bao 60 kg).

Bình luận