Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 12/4/2021: Giảm mạnh, dự đoán giá sẽ tăng do nguồn cung khan hiếm

(VOH) – Giá cao su ngày 12/4 giảm trên các sàn châu Á, giá cao su đang vào thời kỳ tăng giá mới do nguồn cung đang có xu hướng khan hiếm do nhiều nước thu hẹp diện tích trồng cao su.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 12/4/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2021, giảm xuống mức 8,3 JPY, tương đương 3,53% xuống mức 226,5 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 12/4/2021: Giảm mạnh, dự đoán giá cao su sẽ tăng do nguồn cung khan hiếm 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 0,15%, ghi nhận mức giá 13.640 CNY/tấn. 

Giá cao su dự đoán tăng khả quan trên các sàn châu Á. Dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư.

Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng qua, Business Recorder đưa tin. Do lo ngại số trường hợp nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản và các quốc gia khác tại châu Á tăng, trong khi giá dầu giảm khiến nhu cầu cao su giảm. 

Nhật Bản phải đặt Tokyo trong tình trạng "gần như khẩn cấp" mới kéo dài một tháng trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh chỉ 1 tháng sau khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, và trong khi Thế vận hội Olympic mùa Hè sắp đến gần.

Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm coronavirus gia tăng, làm giảm hy vọng vào sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ của khu vực sau đại dịch. Dịch bệnh bùng phát trở lại đè nặng lên tâm lý thị trường cao su.

Trong khi đó, nguồn cung cao su thế giới năm 2021 có dấu hiệu tăng do sản lượng cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà dự kiến đạt 1,1 triệu tấn trong năm 2021, tăng gần 16% so với khoảng 950.000 tấn của năm trước.

Giá cao su hôm nay 12/4/2021: Giảm mạnh, dự đoán giá cao su sẽ tăng do nguồn cung khan hiếm 2
Ảnh minh họa - Internet 

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 chiếm 23,18%, tăng mạnh so với mức 15,98% của cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 433,97 triệu USD, tăng hơn 65% so với cùng kỳ năm 2020. 

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 chiếm 23,18%, tăng mạnh so với mức 15,98% của 2 tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 807,96 triệu USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn nhất cho Trung Quốc với 385,81 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. 

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 47,75% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 31,51% của 2 tháng đầu năm 2020.

Xuất khẩu cao su tăng hơn 116% trong quý I

Trong tháng 3/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 140.000 tấn, trị giá 243 triệu USD. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 435.000 tấn, trị giá 722 triệu USD. 

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu các chủng loại cao su phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 65,07% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 191,76 nghìn tấn, trị giá 304,69 triệu USD, tăng 89,3% về lượng và tăng 109,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 99,45% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 190.710 tấn, trị giá 302,8 triệu USD, tăng 91,2% về lượng và tăng 111,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Về giá xuất khẩu, trong hai tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm.

Bình luận