Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 17/6/2020: Giảm gần 1%

(VOH) – Giá cao su ngày 17/6 giảm khi Reuters điều tra cho thấy rằng, niềm tin của các nhà sản xuất tại Nhật Bản giảm trong bối cảnh virus corona bùng phát.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 17/6/2020, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 1,2 yen/kg, ghi nhận ở mức 156,4 yen/kg.

Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang

Trade Date: Jun 17, 2020                                                            Prices in yen /kilogram

Month

Last Settlement Price

Open

High

Low

Current

Change

Volume

Settlement

Jun 2020

139.4

138.5

138.5

138.5

138.5

-0.9

1

-

Jul 2020 

142.9

141.3

142.3

140.1

142.3

-0.6

60

-

Aug 2020 

145.0

143.7

144.3

143.3

144.3

-0.7

47

-

Sep 2020   

149.4

148.3

148.7

148.0

148.7

-0.7

32

-

Oct 2020   

154.3

153.9

153.9

152.6

153.3

-1.0

193

-

Nov 2020 

157.6

157.1

157.1

155.7

156.4

-1.2

779

-

Total 

 

1,112

 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 0,1% xuống 10.295 CNY/tấn.

Virus corona bùng phát mới tác động xấu đến xu hướng kinh doanh do các công ty Nhật Bản chuẩn bị cho cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài.

Các nhà chức trách tại Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới – đã khôi phục các hạn chế đối với virus corona khi các trường hợp nhiễm mới tại Bắc Kinh tăng.

Dù giá giảm nhưng theo VITIC, triển vọng ngắn hạn của thị trường cao su vẫn khả quan khi các Chính phủ trên toàn thế giới chuyển hướng từ tập trung chống dịch COVID-19 sang nỗ lực khôi phục kinh tế. Bên cạnh đó, việc các nước mở cửa trở lại nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu và giá dầu mỏ tăng, từ đó cũng góp phần tác động tích cực lên giá cao su.

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM giảm 1,4 JPY tương đương 0,9% xuống 156,2 JPY/kg.

Triển vọng giá cao su thiên nhiên thế giới sẽ khả quan

Theo các chuyên gia trong ngành, triển vọng ngắn hạn của thị trường cao su vẫn khả quan khi các Chính phủ trên toàn thế giới chuyển hướng từ tập trung chống dịch Covid-19 sang nỗ lực khôi phục kinh tế. Bên cạnh đó, việc các nước mở cửa trở lại nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu và giá dầu mỏ tăng, từ đó cũng góp phần tác động tích cực lên giá cao su. 

Kể từ đầu tháng 4/2020 tới trung tuần tháng 6/2020, giá cao su trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 12%, hiện đạt khoảng 10.300 CNY/tấn. Giá cao su hàng thực ở Châu Á và giá trên sàn Tokyo (Nhật Bản) cũng đang trong xu hướng tích cực.

Thế giới đang dần dỡ bỏ những chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội. Các hoạt động từ sản xuất đến giao thông đều được khôi phục dần.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su quốc tế (ANRPC), tiêu thụ cao su toàn cầu tháng 5/2020 giảm 15%, nhưng tháng 6/2020 ước tính chỉ còn giảm 5,3% và sẽ chuyển hướng tăng từ tháng 7/2020. 

Giá cao su hôm nay 17/6/2020: Giảm gần 1%

Ảnh minh họa - Internet 

Trong khi đó, Ủy ban Cao su Malaysia (MRB) nhận định nhu cầu cao su toàn cầu sẽ trở lại tăng trưởng vào tháng 6/2020 với mức tăng khoảng 0,4%, sau khi giảm 21,3% trong tháng 4/2020 và giảm 10,1% vào tháng 5/2020. Dự báo của MRB dựa trên cơ sở nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng của ngành ô tô, với doanh số bán xe trong tháng 4/2020 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm nhiều nhất 21 tháng ở tháng 3/2020. 

Năm 2020 ngành cao su thế giới rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng vài thập kỷ trở lại đây

Mặc dù giá cao su đang tăng lên, song vẫn còn một số yếu tố rủi ro có thể khiến cho thị trường hàng hóa nói chung và cao su nói riêng khủng hoảng trở lại, như đại dịch Covid-19 kéo dài dẫn tới suy thoái toàn cầu; sự chậm trễ trong việc phát triển vắc-xin Covid-19 và nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2...

Trong báo cáo tháng 6/2020, ANRPC tiếp tục hạ triển vọng thị trường cao su thiên nhiên, là lần điều chỉnh giảm thứ 4 trong năm nay. Trong đó, dự báo về cả cung và cầu đều thấp hơn so với các con số đưa ra vào tháng 5/2020, mặc dù thị trường đã hồi phục nhẹ từ cuối tháng 4, khi các nước giảm dần các chính sách chống dịch Covid-19. 

Nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới dự báo cũng sẽ giảm, chủ yếu do Ấn Độ và Indonesia. Theo ANRPC, năm 2020, thế giới sẽ chỉ tiêu thụ 12,84 triệu tấn cao su, giảm so với 13 triệu tấn đưa ra hồi tháng 4.

Giá thép xây dựng hôm nay 16/6/2020: Đồng loạt giảm do lo ngại dịch COVID-19 tái phát  – Giá thép ngày 16/6 giảm, khi nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tái phát trở lại.

Giá cao su hôm nay 16/6/2020: Quay đầu tăng sau 4 phiên giảm giá – Giá cao su ngày 16/6 tăng lần đầu tiên trong 4 phiên cùng với các thị trường tài chính khác, được thúc đẩy bởi việc khởi động chương trình mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Bình luận