Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 23/7: Đi ngang, giá tại Osaka hồi phục chậm

(VOH) – Giá cao su ngày 23/7 dao động nhẹ trên thị trường châu Á, dịch COVID-19 bùng phát mạnh và nhu cầu chậm lại của Trung Quốc khiến giá cao su đầu tháng 7 biến động trái chiều.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 23/7/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng nhẹ lên 2,8 JPY, tương đương 1,33% lên mức 209,9 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 23/7/2021: Đi ngang, giá tại Osaka hồi phục chậm 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 25 CNY, tương đương 0,19%, xuống mức 13.105 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 23/7/2021: Đi ngang, giá tại Osaka hồi phục chậm 2

Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, giá cao su tại châu Á biến động trái chiều, giá tại Nhật Bản, Thái Lan giảm, trong khi giá tại Trung Quốc tăng.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm sau khi những số liệu chính thức cho thấy đà hồi phục của nền kinh tế nước này đang bị cản trở bởi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh tại nhiều nước trên thế giới và nhu cầu chậm lại của Trung Quốc.

Cao su của Campuchia được xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và một số ít sang thị trường Liên minh châu Âu (EU).

Các nhà đầu tư đang tìm cơ hội từ ngành cao su đang phát triển tại Campuchia. Nhiều dự án nhà máy sản xuất lốp xe đang chờ cấp phép khi thấy nguồn cung cao su nội địa của quốc gia này tăng.

Đại dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Australia khiến chính phủ các nước buộc phải đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, trong khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã công bố các quy định hạn chế đối với khách du lịch Anh chưa được tiêm phòng. 

Tuy nhiên, thị trường cao su được hỗ trợ khi 90% nguồn cung cao su tự nhiên là từ khu vực châu Á, trong khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể nghiêm trọng hơn cả vụ tắc nghẽn kênh đào Suez do dịch COVID-19 bùng phát tại cảng container quốc tế Diêm Điền, Trung Quốc đang tác động đến ngành cao su.

Nhập khẩu cao su từ Campuchia 6 tháng năm 2021 tăng trên 500%

Cao su nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ thị trường Campuchia, chiếm tới 56,5% trong tổng khối lượng và chiếm 40,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của cả nước

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu 872.788 tấn cao su các loại, tương đương 1,28 tỷ USD, giá trung bình 1.471,6 USD/tấn, tăng 133,5% về khối lượng, tăng 141,5% về kim ngạch và tăng 3,4% về giá so với 6 tháng đầu năm 2020.

Cao su nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ thị trường Campuchia, chiếm tới 56,5% trong tổng khối lượng và chiếm 40,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của cả nước, đạt 493.513 tấn, tương đương 524,56 triệu USD, giá trung bình 1.062,9 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 414,2%, 508% và 18,3%. 

Riêng tháng 6/2021 nhập khẩu từ thị trường này tăng 11% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, nhưng giảm nhẹ 0,9% về giá, đạt 72.131 tấn, tương đương 81,65 triệu USD.

Ngoài thị trường chủ đạo Campuchia, thì Việt Nam còn nhập khẩu cao su từ Hàn Quốc 75.077 tấn, trị giá 158,46 triệu USD; nhập khẩu từ Trung Quốc 49.588 tấn, trị giá 113,45 triệu USD, tăng 115% về lượng và tăng 182,7% kim ngạch; nhập khẩu từ Đài Loan 43.650 tấn, trị giá 97,86 triệu USD, tăng mạnh 98,8% về lượng và tăng 153,4% kim ngạch; từ Nhật Bản 33.768 tấn, trị giá 88,64 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 30% kim ngạch.

Giá cao su hôm nay 23/7/2021: Đi ngang, giá tại Osaka hồi phục chậm 3
Ảnh minh họa - Internet 

Lối đi nào cho ngành săm lốp?

Bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp săm lốp đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên và cước vận chuyển tăng cao bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngành săm lốp Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp săm lốp đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên và cước vận chuyển tăng cao bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để thích ứng, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cho mình lối đi riêng.

VCBS cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành lốp xe tìm kiếm các quốc gia có lợi thế cạnh tranh về cao su là Thái Lan và Việt Nam để dịch chuyển chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc sản lượng săm lốp sản xuất và xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng ở mức 2 chữ số một vài năm trở lại đây. 

Với lợi thế Việt Nam là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn, các doanh nghiệp săm lốp đang có cơ hội cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tại Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).  

Bên cạnh đó, đối với thị trường châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp của Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, với lộ trình giảm thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm đối với phụ tùng ô tô.

Bình luận