Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 25/7/2022: Đồng loạt tăng mạnh

(VOH) - Giá cao su ngày 25/7 tăng mạnh toàn thị trường châu Á. Giá cao su trên Sàn giao dịch Tokyo giảm hơn 1% tuần qua, đạt mức 245,1 yen/kg.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 25/7/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 19/2022, tăng mạnh lên mức 240,7 JPY/kg, tăng mạnh 2,4 yên, tương đương 1,01%.

Giá cao su hôm nay 25/7/2022: Đồng loạt tăng mạnh 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 425 CNY, ghi nhận 12.075 CNY/tấn, tương đương 3,65%.

Giá cao su hôm nay 25/7/2022: Đồng loạt tăng mạnh 2

Trong 10 ngày giữa tháng 7/2022, giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh. 

Nguyên nhân xuất phát từ lo ngại về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại.

Thị trường lo ngại về việc nhu cầu cao su đang chậm lại ở nước tiêu thụ hàng đầu - Trung Quốc, do các hoạt động bị ngừng trệ kéo dài vì COVID-19. 

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự báo lạm phát sẽ vượt mục tiêu trong năm nay, nhưng duy trì lãi suất cực thấp và báo hiệu quyết tâm duy trì vị trí ngoại lệ trong làn sóng thắt chặt chính sách của ngân hàng trung ương toàn cầu.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng lên 261 yen/kg vào ngày 15/7, nhưng sau đó giá giảm mạnh.

Tại Thái Lan, giá cao su tự nhiên tiếp tục giảm mạnh. Giá cao su RSS3 chào bán ở mức 62,3 baht/kg (tương đương 1,7 USD/kg), giảm 3,4% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su hôm nay 25/7/2022: Đồng loạt tăng mạnh 
Ảnh minh họa - Internet 

Nguyên nhiên liệu đầu vào tác động mạnh đến ngành cao su

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá nhiên liệu tăng cao, nên giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng đều trong 6 tháng qua. Điều này khiến chi phí đầu vào của ngành cao su tăng.

Giá nhiên liệu tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá đầu vào của các khâu sản xuất cao su. Điều này đã tác động lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cao su xuất khẩu, cũng như tác động đến việc chăm sóc các vườn cao su tiểu điền. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, ngành cao su đang nỗ lực tìm cơ hội từ trong những thách thức này.

Giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát từ các quốc gia trên thế giới đã gây ra hệ lụy không nhỏ đến các ngành nghề. Ngành cao su cũng không nằm ngoài vòng xoáy bão giá và lạm phát. 

Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngành cao su phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 như sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, giá phân bón tăng gần gấp đôi, nguyên nhiên liệu, chi phí vận chuyển cũng tăng đồng loạt… đặt ra yêu cầu toàn ngành phải nỗ lực rất lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới có thể bù vào khoản chi tiêu tăng thêm. Trong khi đó, giá mủ cao su lại có tốc độ tăng chậm hơn so với những chi phí này.

Dự báo biến động kinh tế, chính trị trên thế giới vẫn còn kéo dài và chưa biết thời điểm nào kết thúc, ngành cao su Việt Nam cũng nằm trong guồng xoáy biến động này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam cũng đã có tâm thế chủ động thích ứng với hoàn cảnh, nhanh chóng có nhiều giải pháp để đưa toàn ngành vượt ải.

Bình luận