Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 28/11/2020: Dao động trái chiều, nguồn cung không ổn định

(VOH) – Giá cao su ngày 28/11 giảm nhẹ tại Osaka và tăng nhẹ ở Thượng Hải. Tình hình sản xuất găng tay cao su tại Malaysia đang gặp khó khăn.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 28/11/2020, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 4/2021, giảm 0,1 JPY, ghi nhận ở mức 241,8 JPY/kg.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 28/11/2020: Dao động trái chiều, nguồn cung không ổn định ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn SHFE Thượng Hải ở mức 14.775 CNY/tấn, tăng 30 CNY so với phiên 26/11. 

Giá cao su trên sàn Nhật Bản giữ giảm khi các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bán ra. Trong báo cáo kinh tế Nhật Bản mới nhất, số liệu GDP quý III của nước này tăng trưởng đầy ấn tượng.

Thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng mạnh hơn dự đoán. Đà tăng cao su Trung Quốc đã xuất hiện khi nhu cầu sản xuất ổn định và nguồn cung ở các nước Đông Nam Á vẫn thắt chặt.

Capital Economics cho biết nhu cầu cao su nguyên liệu đang tăng mạnh tại Trung Quốc. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc - thị trường ô tô và tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới tăng mạnh cũng hỗ trợ giá, lượng mua tăng 12,5% so với một năm trước trong tháng 10.

Công ty sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới Top Glove Corp của Malaysia ngày 25/11 cho biết, việc thiếu hụt nguồn cung có thể khiến giá găng tay cao su y tế tăng cao, sau khi doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa một số nhà máy do hàng nghìn nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Malaysia là một trong những quốc gia sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới. Số lượng găng tay do quốc gia này sản xuất ra trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 chiếm gần 2/3 số lượng găng tay trên toàn thế giới.

Do đó, lợi nhuận của các công ty cao su lớn tại Malaysia đã tăng vọt kể từ đầu năm nay. Hiệp hội Các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia phủ nhận việc đại dịch bùng phát sẽ gây ra gián đoạn về nguồn cung cao su trên thị trường.

Giá cao su hôm nay 28/11/2020: Dao động trái chiều, nguồn cung không ổn định ảnh 2

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng cả lượng và giá trị

9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá.

Báo cáo thị trưởng nông, lâm, thủy sản sổ ra mới nhất của Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cho biết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.254 USD/tấn, giảm 6,6% so với cùng kì năm 2019. 

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 85,1% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020, với 731.640 tấn, trị giá 936,78 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và tăng 26,5% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.280 USD/tấn, giảm 5,8% so với cùng kì năm 2019. 

Trong 9 tháng đầu năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng khả quan so với cùng kì năm 2019 như: Latex tăng hơn 55% về lượng và tăng 46% về trị giá; cao su tái sinh tăng 85% về lượng và tăng 148,7% về trị giá; SVR 20 tăng 76,7% về lượng và tăng 66,4% về trị giá.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 chiếm 14,3%, tăng so với mức 13% của 9 tháng đầu năm 2019.

Giá cao su hôm nay 28/11/2020: Dao động trái chiều, nguồn cung không ổn định ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Ấn Độ giảm nhập khẩu cao su Việt Nam hơn một nửa

Trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 cung cấp cao su cho Ấn Độ với 38.970 tấn, trị giá 57,29 triệu USD, giảm 54,7% về lượng và giảm 55,4% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng giảm từ 12,1% trong 8 tháng đầu năm 2019, xuống còn 7,4% trong 8 tháng đầu năm 2020.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2020 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Việt Nam, Malaysia và Thái Lan trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Indonesia, Bờ Biển Ngà và Singapore lại tăng.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, Ấn Độ cũng giảm nhập khẩu mặt hàng cao su tổng hợp (mã HS: 4002), với 240.450 tấn, trị giá 434,05 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Trong đó Hàn Quốc, Singapore, Nga, Nhật Bản và Mỹ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ. 

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2020 cũng thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Singapore, Nga trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Nhật Bản, Hoa kì tăng. Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam mới chỉ chiếm 0,1% trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ.

Bình luận