Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 4/5/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2021, tăng lên mức 4,9 JPY, tương đương 2,01% lên mức 244 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 0,51%, ghi nhận mức giá 13.765 CNY/tấn.
Kinh tế Mỹ và Trung Quốc dần phục hồi mạnh mẽ, đã thúc đẩy nhu cầu cao su công nghiệp tăng mạnh.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, Campuchia thu về 99,87 triệu USD từ xuất khẩu cao su tự nhiên, tăng 2,5% so với 97,43 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, theo The Phnom Penh Post.
Tuy nhiên, số liệu của Bộ Nông Lâm Thủy sản Campuchia cho thấy, sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn này lại giảm 15% xuống 61.056 tấn từ mức 71.749 cùng kỳ năm ngoái.
Ông Men Sopheak, chủ sở hữu của Sopheak Nika Investment Agro-Industrial Plants Co Ltd, cho biết, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới, đã đẩy giá cao su ở Campuchia lên mức cao kể từ đầu niên vụ này.
Theo đó, giá cao su xuất khẩu trung bình của Campuchia tại các cảng Việt Nam hiện ở ngưỡng 1.800 USD/tấn, tăng so với mức 1.400 USD cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới. Mỗi năm, khoảng 80% cao su thiên nhiên từ Việt Nam, bao gồm lượng nhập khẩu từ Campuchia và Lào được xuất khẩu.
Do vậy, ngành cao su vẫn tồn tại một nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại tăng nhập khẩu cao su phục vụ chế biến sâu. Công nghiệp chế biến cao su tập trung ở một số lĩnh vực như sản xuất săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, sợi thun..., và chưa sản xuất được cao su tổng hợp nên toàn bộ phải nhập khẩu. Đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi hỏi đầu tư công nghệ hiện đại, ít có doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính để đầu tư.
Trị giá xuất khẩu cao su sang Mỹ tăng 37%, nhu cầu nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 10 cho Mỹ, đạt 8.450 tấn, trị giá 14,64 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 3,1%, tăng nhẹ so với mức 2,49% của 2 tháng đầu năm 2020.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2/2021, mang lại kỳ vọng hồi phục thị trường hàng hóa sau đại dịch COVID-19, trong đó có cao su. Ngoài ra, Mỹ đã chính thức thông qua gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Mỹ, đạt 8.440 tấn, trị giá 14,6 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng hơn 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 6,02%, tăng so với mức 4,8% của hai tháng đầu năm 2020.
Ngoài ra, Mỹ nhập khẩu 94.900 tấn cao su tổng hợp (mã HS 4002), trị giá 189,61 triệu USD, giảm 4,4% về lượng và giảm 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mexico là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong hai tháng đầu năm 2021.