Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 15.220 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 ổn định 11 ngày liên tiếp, có giá 15.430 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.140 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục duy trì ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định với giá 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý kéo dài chuỗi ngày bình ổn, hiện thép cuộn CB240 ở mức 15.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.330 đồng/kg.
Thép Việt Đức bình ổn 4 ngày liên tiếp, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.120 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.630 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.070 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 15.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.330 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 15.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.220 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.530 đồng/kg.
Thép Việt Đức ổn định 11 ngày liên tiếp, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.120 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.630 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.970 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.630 đồng/kg - tăng 300 đồng; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg - tăng 100 đồng.
Giá sắt thép xây dựng tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 27/9, giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 65 nhân dân tệ lên mức 3.816 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Theo S&P Global Platts, nhu cầu thép sản xuất của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 8, và dự kiến sẽ cải thiện hơn nữa trong tháng 9 và tháng 10 do hoạt động sản xuất theo mùa cao hơn.
Song, các nguồn tin thị trường cho biết, yêu cầu về khối lượng tổng thể có thể vẫn ở mức khiêm tốn trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản yếu kém và tiêu dùng hộ gia đình ở mức thấp.
Bằng chứng về điều này cũng được ghi nhận vào tháng 8 khi khối lượng được chứng kiến ở mức thấp thứ ba cho đến thời điểm này trong năm, bất chấp sự tăng trưởng hàng tháng.
Chỉ số sản xuất của Trung Quốc về tiêu thụ thép được S&P Global Commodity Insights đưa ra ở mức 107 điểm trong tháng 8, cao hơn 7 điểm so với tháng 7 và cao hơn cùng mức so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, chỉ số này vẫn thấp hơn 110 điểm vào tháng 5 và 118 điểm vào tháng 6, thời điểm Trung Quốc bắt đầu phục hồi sau các đợt phong tỏa và ngừng hoạt động công nghiệp trên diện rộng do “sự hồi sinh” của COVID-19.
Cũng trong tháng 8, sản xuất máy móc, xe cộ, đóng tàu và các cơ sở đường sắt đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản xuất thiết bị gia dụng, thiết bị phát điện và container vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng xe và đóng tàu trong tháng 8 lần lượt tăng 39% và 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, lĩnh vực này được xem là đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của toàn ngành sản xuất.
Trong khi đó, sản xuất máy móc kỹ thuật cũng tăng trở lại trong tháng 8 do lĩnh vực cơ sở hạ tầng đạt được động lực từ chính sách kích thích tài chính.
Sản lượng máy đào trong tháng 8 tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên trở lại mức tăng trưởng hàng năm kể từ tháng 4 năm 2021.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng xe có thể sẽ chậm lại trong những tháng tới do việc thúc đẩy cắt giảm thuế mua bán xe bắt đầu giảm bớt.
Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Trung Quốc giảm hơn 1 tỉ Đôla Mỹ
Xuất khẩu sắt thép trong tháng 8 vừa qua tiếp tục giảm, làm cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trong 8 tháng của năm nay giảm mạnh theo. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây và tháng 8 vừa qua ở mức thấp nhất kể từ tháng 6-2020.
Cụ thể trong tháng 8, xuất khẩu sắt thép các loại chỉ đạt gần 514.000 tấn, đem về gần 458 triệu đô la Mỹ, giảm 16,3% về lượng và giảm 29% về trị giá so với tháng trước đó.
Tính chung 8 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu hơn 5,9 triệu tấn sắt thép với trị giá 6,08 tỉ đô la, giảm 30,3% về lượng và giảm 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc giảm rất mạnh. Đến hết tháng 8, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 93.485 tấn sắt thép sang thị trường này, với kim ngạch hơn 55 triệu đô la Mỹ, giảm 95% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang nước láng giềng đã giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ còn sản lượng giảm gần 1,68 triệu tấn. Với kết quả này, Trung Quốc chẳng những không còn là thị trường lớn nhất của mảng xuất khẩu sắt thép mà còn ra khỏi nhóm tốp 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo các nhà xuất khẩu nhóm hàng trên, điều này sẽ khiến cho thị trường sắt thép từ đây đến cuối năm tiếp tục gặp khó khăn.