Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 18/3/2020: Giá thép và quặng sắt tăng trước lo ngại đại dịch COVID-19

(VOH) - Giá thép và quặng sắt ngày 18/3 tại Trung Quốc đều tăng do lo ngại đại dịch virus corona và tác động đối với nền kinh tế thế giới. Hàng tồn kho thép tại Trung Quốc ở mức cao kỉ lục.

Giá thép xây dựng thế giới tăng

Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 28 nhân dân tệ lên 3.574 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).

Giá tháp xây dựng hôm nay 18/3/2020

Ảnh minh họa: internet

Giá thép giao sau ở Trung Quốc giảm trở lại vào thứ Ba (17/3) sau khi chạm đỉnh gần hai tháng trong phiên trước do những lo ngại về đại dịch virus corona và tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới, theo Reuters.

Giá thép thanh xây dựng kết thúc phiên giảm 0,2% xuống 3.555 nhân dân tệ/tấn (tương đương 507,76 USD/tấn).

Cả giá thép cuộn cán nóng và thép không gỉ giảm 0,7%.

Trung Quốc hôm thứ Hai (16/3) đã báo cáo dữ liệu sản xuất công nghiệp ảm đạm trong hai tháng đầu năm, cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

ING đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống 3,6% trong quí đầu tiên từ 4,4% trước đó và 4,8% cho cả năm từ 5,2% trước đó.

Hợp đồng quặng sắt có khối lượng giao dịch lớn nhất trên Sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 671 nhân dân tệ/tấn (tương đương 95,84 USD/tấn). Hợp đồng quặng trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,1%.

Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc hôm Chủ nhật (15/3) cảnh báo về rủi ro đầu cơ trên thị trường kì hạn vì chỉ số quặng sắt đang lệch khỏi các yếu tố cơ bản về cung - cầu và thị trường giao ngay.

Công ty khai thác quặng sắt Vale SA, Brazil cho biết công nhân trên thị trường toàn cầu và các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 trong vai trò hành chính sẽ bắt đầu làm việc tại nhà trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe do đại dịch gây ra.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% tăng lên 92 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 24/2, theo SteelHome.

Giá than mỡ tăng 0,2% nhưng giá than cốc giảm 0,3%.

Sản lượng thép thô trung bình hàng ngày đạt gần 2,6 triệu tấn, tương đương giảm 5,2% so với tháng 12/2019.

Sự xuất hiện của virus corona đã khiến hoạt động của các nhà máy bị đình trệ, dẫn đến hiện tượng nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh và lượng hàng tồn kho tăng lên mức cao kỉ lục.

Giá của các sản phẩm thép tại Trung Quốc đã giảm gần 10% trong tháng qua.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện cung cấp khoảng trên 50% sản lượng thép toàn cầu và nếu tình trạng dư cung tiếp tục diễn ra, giá xuất khẩu của những sản phẩm này sẽ giảm xuống, tạo ra một viễn cảnh ảm đạm cho ngành công nghiệp sản xuất thép toàn cầu.

Tình trạng hàng tồn kho tăng vọt hiện nay của Trung Quốc đã làm giảm giá giao dịch trong nước của các sản phẩm thép cuộn cán nóng được sử dụng để sản xuất đồ gia dụng và xe hơi, xuống khoảng 3.500 nhân dân tệ/tấn từ mức hơn 3.800 nhân dân tệ/tấn hồi giữa tháng 1.

Tại thị trường xuất khẩu của Đông Á, giá thép cuộn cán nóng - bao gồm chi phí và cước phí - chỉ giao dịch ở mức hơn 500 USD/tấn, giảm gần 1% so với một tháng trước đó.

Ngành thép Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của chính phủ để giảm tổn thất kinh doanh

Theo báo cáo, ngành thép Việt Nam đã tìm kiếm chính phủ hỗ trợ tài chính để giảm bớt tổn thất kinh doanh.

Trịnh Khôi Nguyễn, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giải thích rằng nhu cầu của thị trường thép trong nước đã giảm mạnh do các dự án xây dựng bị ngưng trệ, trong khi các nước khác đã áp dụng các biện pháp nghiêm trọng để theo dõi tình trạng hậu cần của hàng hóa.

Về khía cạnh cung cấp, nhà cung cấp chính tập trung kiểm soát các biện pháp phòng ngừa của COVID-19 và tuyên bố đình chỉ sản xuất, khiến các nhà sản xuất thép phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu.

VSA đề nghị chính phủ điều chỉnh lãi suất và hạn mức tín dụng để hỗ trợ ngành thép sẽ được vận hành trơn tru.

Xuất khẩu thép Việt Nam giảm 38%

Sản lượng thép thô của Việt Nam trong tháng 1 đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 22,3% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, bán hàng đạt gần 1,4 triệu tấn, giảm trên 30% so với cùng kì, xuất khẩu thép giảm 38% còn 283.134 tấn, theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA).

Việt Nam nhập khẩu hơn 940.000 tấn sắt thép các loại trong tháng 1, trị giá khoảng 567 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu hơn 460.000 tấn sắt thép các loại, trị giá khoảng 247 triệu USD.

Theo VSA, nhập khẩu sắt thép các loại năm 2019 tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 3,9% về kim ngạch so với năm 2018, đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 9,51 tỉ USD.

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc – thị trường lớn nhất, giảm 18% về lượng, giảm 26,6% về kim ngạch và giảm 10,5% về giá so với năm 2018, đạt 5,14 triệu tấn, tương đương 3,3 tỉ USD. 

Năm 2019, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng 6,6% về lượng nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và giảm 13,2% về giá so với năm 2018, đạt 6,7 triệu tấn, giá trị 4,2 tỉ USD.

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 62,5% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và gần 60% trong tổng kim ngạch, đạt 4,17 triệu tấn, giá trị 2,52 tỉ USD.

Giá thép xây dựng hôm nay 17/3/2020: Giá thép giảm nhẹ dù nhu cầu phục hồi - Giá thép xây dựng ngày 17/3 giảm, tâm lý trên thị trường kim loại Trung Quốc khá lạc quan với giá quặng sắt cũng được hỗ trợ bởi mối lo nguồn cung.
Giá xăng dầu hôm nay 18/3/2020: Tiếp đà lao dốc 6% do lo ngại suy thoái kinh tế vì dịch virus corona- Giá xăng dầu ngày 18/3 mất mốc 30 USD/thùng do đại dịch virus corona làm chậm tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu, trong khi Saudi Arabia và Nga tiếp tục cạnh tranh để giành thị phần.
Bình luận