Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 23/12/2020: Bất ngờ lao dốc sau nhiều phiên tăng

(VOH) - Giá thép ngày 23/12 giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt Đại Liên và Singapore giảm từ mức cao kỷ lục, sau khi cơ quan điều hành thị trường TQ hạn chế các hợp đồng giao dịch.

Giá thép thế giới giảm mạnh

Giá thép ngày 23/12  giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 209 nhân dân tệ xuống mốc 4.256 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 23/12/2020
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Hợp đồng quặng sắt Đại Liên giao tháng 5/2021 đóng cửa giảm 4,8% xuống 1.055 CNY (161,04 USD)/tấn, sau khi tăng trong 5 phiên liên tiếp.

Giá quặng sắt giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch Singapore giảm 6,9% xuống 162,83 USD/tấn, sau khi chạm mức cao kỷ lục 176,2 USD/tấn trong phiên liền trước.

Giá quặng sắt hơn gấp đôi trong năm 2020, khiến nguyên liệu thô sản xuất thép này là hàng hóa có diễn biến tốt nhất trên toàn cầu trong năm thứ 2 liên tiếp.

Giá thép kỳ hạn từ bỏ sự gia tăng ban đầu nhưng vẫn được hỗ trợ do tồn kho tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới tiếp tục giảm.

Thép thanh tại Thượng Hải giảm 0,3%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,5%. Thép không gỉ giảm 4,6%.

Trong vài tháng qua, ngành công nghiệp thép Ấn Độ đã chứng kiến các cuộc đối thoại liên tục giữa các nhà khai thác quặng sắt và các nhà sản xuất thép.

Mục đích của các cuộc đối thoại này là nhằm đạt được quan điểm chung về các vấn đề liên quan đến nguồn cung quặng sắt phục vụ cho sản xuất thép.

Các nhà sản xuất hợp kim đã yêu cầu Văn phòng Thủ tướng Chính phủ (PMO) ban hành lệnh cấm xuất khẩu quặng sắt với lí do giá đang cao đến mức khó tin.

Trong khi đó, những người khai thác nguyên liệu thô chủ chốt chỉ ra rằng, các nhà máy thép đã nhập khẩu quặng sắt để giảm áp lực về giá mặc dù đang có kho dự trữ khổng lồ.

Các hiệp hội của ngành thép, bao gồm Hiệp hội Lò cảm ứng Toàn Ấn Độ (AIIFA) và Hiệp hội Thép Ấn Độ (ISA) - đại diện cho cả các nhà sản xuất thép thứ cấp và sơ cấp, đã viết thư riêng cho PMO để chống lại lệnh cấm xuất khẩu quặng sắt.

Điểm mấu chốt ở đây là, quặng sắt nội địa của Ấn Độ lại đang phục vụ cho nhu cầu ở các thị trường bên ngoài, điều này càng làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến nguồn cung và giá của quặng sắt.

Từ tháng 4/2020 đến tháng 7/2020, xuất khẩu quặng sắt của Ấn Độ đã tăng 63%. Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sản lượng thép kỉ lục của Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới.

“Sốc” vì giá thép tăng quá mạnh

Chỉ chưa đầy 1 tháng, giá thép tăng tới 1,5 triệu đồng/tấn. Lợi dụng lúc thị trường không ổn định, nhiều kẻ cơ hội, đại lý kinh doanh thép thậm chí đã phát giá ảo, cao hơn nhiều so với giá thực mà các nhà máy đưa ra.

Chỉ trong vòng từ đầu tháng đến nay, giá thép xây dựng tăng liên tiếp tới 4 lần. Sau khi áp dụng giá điện mới, ngày 3/3, nhiều nhà máy thép đã đồng loạt thông báo tăng thêm 300.000 đồng/tấn so với giá tại thời điểm trước đó là 11,5 triệu đồng/tấn.

Ba lần điều chỉnh tiếp theo vào các ngày 13/3, 17/3, 24/3 lần lượt làm giá thép tăng 300.000 đồng/tấn; 400.000 đồng/tấn và 500.000 đồng/tấn. Như vậy, tính đến thời điểm này, giá bán tại các nhà máy thép đã tăng khoảng 1,5 triệu đồng/tấn, tương đương trên 13 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Điều đáng nói, mức tăng này mới chỉ ở các nhà máy, còn ngoài thị trường bán lẻ, giá thép còn cao hơn, thậm chí mỗi nơi giá bán một kiểu. Nếu so với mức giá công bố của các nhà sản xuất thép, giá thép của nhà phân phối ở các cấp đang tăng trước giá bán của nhà sản xuất từ 800.000 đồng cho đến gần 1 triệu đồng/tấn.

Điển hình như Thép Việt (Pomina), giá thép từ nhà máy công bố là 13,7 triệu đồng/tấn, trong khi đó giá bán lẻ ngoài thị trường là 14,6 triệu đồng/tấn, nghĩa là chênh 900.000 đồng/tấn…

Theo giải thích của ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, người tiêu dùng có thể tính toán được mức tăng của thép căn cứ vào mức tăng của điện và đầu vào ngành thép. Chẳng hạn, giá điện tăng 6,8% thì mỗi tấn thép cũng chỉ tăng thêm 60.000 đồng/tấn.

Trong khi đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng khẳng định nguồn phôi thép dự trữ đủ để sản xuất trong tháng 3 và 4 với khoảng 430.000 - 450.000 tấn, kèm theo lượng tồn kho thành phẩm xấp xỉ 300.000 tấn.

Chưa kể các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đã chủ động được 60% lượng phôi cần sản xuất, phần còn lại phải nhập. Nếu so với mức giá phôi tự sản xuất được và phôi phải nhập khẩu, giá phôi trong nước hiện đang rẻ hơn khoảng vài chục USD/tấn.

Tuy nhiên khi tính giá bán, hầu hết các doanh nghiệp đều dựa trên giá phôi nhập khẩu mà bỏ qua phần phôi thép mình đã sản xuất được. Trong khi đó, nửa đầu tháng 3/2010, lượng phôi thép được các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ khoảng 50.000 tấn, giá nhập bình quân vẫn dưới 500 USD/tấn.

Hiệp hội cũng cho biết, năm 2010 sẽ có một số dự án mới về thép đi vào sản xuất chính thức để làm cân bằng sức cung - cầu, đồng thời tạo sự cạnh tranh quyết liệt đối với nhà sản xuất với các sản phẩm.

Đặc biệt, năm nay, khi các nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất, liên doanh Tata Steel (ấn Độ) và Tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) đi vào sản xuất thì nguồn cung sẽ gấp 3 lần sức tiêu thụ của thị trường nội địa.

Như vậy, việc giá thép tăng không hẳn do đầu vào tăng quá cao hay nguồn cung thiếu mà có một nguyên nhân lớn từ việc bị làm giá, nhiều cơ sở đại lý lợi dùng thuyền lên nước lên để đẩy giá bán nhằm trục lợi.

Bình luận