Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 4/12/2020: Tiếp đà giảm, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng cao

(VOH) - Giá thép ngày 4/12/ giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép Ấn Độ đang có triển vọng tăng cao. Giá quặng sắt tại Đại Liên đạt đỉnh kỷ lục và đang trên đà tăng tuần thứ năm liên tiếp.

Giá thép thế giới tiếp đà giảm

Giá thép ngày 4/12 giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 22 nhân dân tệ xuống mốc 3.873 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 4/12/2020
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giao dịch phiên mở cửa lúc 10h.48 ngày 4/12/2020 đạt đỉnh mới ở mức 962 CNY / tấn. giá quặng sắt trên sàn Singapore (SGX) kéo dài đà tăng sang phiên thứ 9,giá quặng sắt giao ngay 62% Fe cao nhất kể từ tháng 12/2013.

Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 4/12/2020 đạt đỉnh kỷ lục và đang trên đà tăng tuần thứ năm liên tiếp, do nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc đối với nguyên liệu sản xuất thép và lo ngại về nguồn cung, trong khi giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng phiên thứ chín liên tiếp.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Singapore tăng 1,7% lên 134,77 USD/ tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe được giao dịch ở mức 136 USD/ tấn.

Tại Ấn Độ, giá thép đang có triển vọng tăng cao. Ngày 2/11, các nhà sản xuất thép tại Ấn Độ đã tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) lên gần 6%. Động thái này nhằm bù đắp tác động lên biên lợi nhuận từ việc tăng giá quặng sắt từ các công ty khai thác, có hiệu lực từ ngày 1/12.

Hiện tại, một sản phẩm HRC tiêu chuẩn sẽ có giá từ 47.500 - 47.650 rupee/tấn. Ngay cả sau khi tăng giá, các mặt hàng thép trong nước cũng sẽ rẻ hơn khoảng 4-5% so với chi phí nhập khẩu trên đất liền từ Hàn Quốc, Financial Express đưa tin.

Tập đoàn khai khoáng NMDC, thuộc kiểm soát của Chính phủ Ấn Độ, đã tăng giá đối với cả quặng thô và quặng tinh thêm 500 rupee/tấn, lần lượt lên mốc 4.500 rupee/tấn và 4.110 rupee/tấn, có hiệu lực từ ngày 2/12.

Bên cạnh đó, cơ hội nhập khẩu hạn chế cũng đang giữ giá thép Ấn Độ ở mức cao. Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã bắt đầu xuất khẩu nhiều hơn sang châu Âu vì nhận thấy các quốc gia này tốt hơn so với Ấn Độ. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ nội địa ở hai quốc gia này cũng đang tăng mạnh.

Tháng 10/2020: Sản xuất thép trong nước tăng mạnh

 Mặc dù bị ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19, sự cạnh tranh gay gắt của thép nhập khẩu cũng như đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại nhưng ngành thép đã có sự phục hồi đáng kể trong thời gian qua.

Cụ thể, trong tháng 10/2020, sản lượng thép thô ước đạt hơn 3,37 triệu tấn, tăng 11%; thép cán ước đạt hơn 0,8 triệu tấn, tăng 23,6% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 0,92 triệu tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc đều tăng, lần lượt là 0,1%; 5,3% và 7,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, thép là ngành được kỳ vọng có điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực.

Tuy nhiên, hiện nay ngành thép vẫn phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là thép phải đối mặt với các vụ việc phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ hay EU khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Bình luận