Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 4/2/2021: Giá thép bật tăng

(VOH) - Giá thép ngày 4/2 phục hồi tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm do các lô hàng ngày càng tăng từ các nhà cung cấp lớn nhất thế giới.

Giá thép thế giới tăng trở lại

Giá thép ngày 4/2 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 69 nhân dân tệ lên mốc 4.234 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng 4/2/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 4/2/2021: Giá thép bật tăng 2

Ở thời điểm hiện tại, ngành sắt thép khổng lồ của Trung Quốc đang đau đầu khi phải vật lộn với sự mâu thuẫn về mặt chính sách, Reuters đưa tin.

Cụ thể, chính phủ đang chủ trương cắt giảm sản lượng thép vào năm nay. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng lên một cách mạnh mẽ trong bối cảnh kích thích chi tiêu hậu đại dịch, khiến các nhà máy khó đưa ra quyết định.

Trong năm 2020, Trung Quốc đã sản xuất được 1,05 tỷ tấn thép. Đây là con số kỷ lục giúp đưa giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất trong một năm là 175,40 USD/tấn vào ngày 21/12/2020. Tính chung trong cả năm, giá mặt hàng này đã tăng tổng cộng 75%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan báo giá Argus, giá quặng sắt 62% tiêu chuẩn giao ngay cho thị trường Bắc Trung Quốc kể từ đó đã giảm trở lại dưới ngưỡng 160 USD/tấn.

Trong khi sản lượng thép kỷ lục của Trung Quốc đã phát huy vai trò của mình, nguồn cung quặng sắt toàn cầu bị ảnh hưởng bởi một loạt vấn đề ở quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai thế giới là Brazil, nơi bị gián đoạn do đại dịch COVID-19 và trận hỏa hoạn vào tháng trước.

Australia, nhà xuất khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới, đã cố gắng duy trì các lô hàng của mình ở mức cao nhất có thể. Tuy nhiên, điều này không đủ để bù đắp phần thiệt hại về nguồn cung từ Brazil.

Câu hỏi mà thị trường quan tâm nhất hiện nay là, liệu Trung Quốc có thực sự cắt giảm sản lượng thép vào năm 2021 không và liệu những kích thích liên tục có khả quan không.

Bởi lẽ, các nhà chức trách Trung Quốc có xu hướng ưu tiên cho việc tăng trưởng kinh tế hơn những lo ngại về ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng.

Nếu Trung Quốc sản xuất ít đi và tăng nhập khẩu các sản phẩm thép thì sẽ tạo ra một động lực hấp dẫn khiến nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể giảm nhẹ, trong khi nhập khẩu của các nhà sản xuất khác tăng tương ứng.

Trường hợp điều này thực sự xảy ra, giá quặng sắt vẫn được hỗ trợ vì nhu cầu tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới sẽ bù đắp cho bất kỳ sự sụt giảm nào trong nhập khẩu nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Triển vọng ngành thép năm 2021: Tiềm năng phục hồi từ nhu cầu nội địa

 Nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới.

Giá thép có thể đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định.

Tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020. Các động lực thúc đẩy nhu cầu thép bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI, điều này cũng giúp thúc đẩy hoạt động xây dựng dân dụng dọc theo các công trình cơ sở hạ tầng và dự án FDI.

Đó là những nhận định được đưa ra trong báo cáo mới nhất của nhóm phân tích CTCK SSI về triển vọng ngành thép năm 2021. Theo đó, nhu cầu từ xuất khẩu vẫn khá tích cực, nhưng dự kiến cạnh tranh gay gắt hơn. Theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020 - được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.

Mặt khác, sau khi ước tính tăng 8% trong năm 2020 - được thúc đẩy bởi đầu tư cơ sở hạ tầng - nhu cầu ở Trung Quốc dự kiến sẽ đi ngang trong năm 2021. Do đó, nhóm phân tích ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.

Giá tăng có xu hướng tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép cải thiện trong ngắn hạn, nhưng có khả năng đảo chiều. SSI cho rằng giá thép sẽ vẫn ổn định trong những tháng tới do nhu cầu thế giới phục hồi và gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, giá thép có thể đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định (sản lượng thép của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2021, sau khi tăng khoảng 5% trong năm 2020). Sự đảo ngược của xu hướng giá thép hiện tại có thể dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường.

Về triển vọng dài hạn, nhóm phân tích khá lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành thép. Nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, ngành thép vẫn gặp vấn đề rủi ro.

Bình luận