Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu hôm nay 14/1/2021: Giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 14/1 giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai, giá tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới ổn định.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 53.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  50.000 đồng/kg  tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở  mức 52.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động về ngưỡng 49.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  đi ngang, dao động ở ngưỡng 53.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đứng yên, dao động ở  ngưỡng 52.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động  ở  mức 50.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

52,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

49,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

52,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

53.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

52, 500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

50,000

0

Giá tiêu hôm nay 14/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Nhu cầu tiêu thụ đang ở mức thấp do các nước bước vào kỳ nghỉ đón năm mới 2021 kéo theo giá tiêu tháng 12 giảm mạnh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, cuối tháng 12, giá tiêu đen trong nước giảm so với cuối tháng 11/2020. Ngày 28/12, giá hạt tiêu đen giảm từ 2.000 - 4.000 đồng/kg (tương đương mức giảm từ 3,6 - 6,8%) so với ngày 30/11/2020.

Mức giảm thấp nhất 3,6% tại tỉnh Đồng Nai; mức giảm cao nhất 6,8% tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xuống mức 53.000 – 54.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng giảm 6.000 đồng/kg, xuống mức 72.000 đồng/kg, nhưng tăng mạnh so với mức giá 63.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2019.

Tại cảng khu vực TP HCM, ngày 30/12, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 50 USD/tấn (tăng 1,78%) so với ngày 30/11/2020, lên mức 2.855 USD/tấn và 2.936 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 50 USD/tấn, lên mức 4.425 USD/tấn.

Mặc dù sản lượng tiêu được dự báo 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168 - 180 nghìn tấn, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng giá tiêu trong năm 2021 khó lòng tăng mạnh vì cung vẫn vượt cầu.

Tại Đắk Nông, nơi được xem là khu vực có diện tích tiêu lớn nhất cả nước cũng ghi nhận năng suất giảm 15 - 20%.

Đặc biệt tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), tỷ lệ tiêu chết không dưới 50%. Diện tích tiêu chết đã và đang dần được thay thế bởi cà phê và một số loại cây trồng khác.

Trao đổi với người viết ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết: "Những năm gần đây, do giá tiêu giảm mạnh, người dân không còn vốn để đầu tư chăm sóc dẫn đến cây còi cọc.

Mối quan ngại lớn nhất đối với nông dân trồng tiêu ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay là chi phí lao động cao.

Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến giá thành sản xuất và ảnh hưởng đến quyết định của nông dân trong việc duy trì vườn tiêu hoặc tái đầu tư hay không.

Với giá tiêu hiện nay khoảng 54.000 đồng/kg trong khi chi phí lao động dao động từ 200.000-230.000 đồng/công/ngày thì người nông dân trồng tiêu vẫn còn rất nhiều khó khăn..

Giá tiêu thế giới đi ngang

Hôm nay 14/1/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 34.66,65 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020  ổn định ở ngưỡng 35.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34666.65

0

0

0

34800

34666.65

34800

34800

12/2020

35250

0

0

0

35300

35250

35300

35100
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

10 tháng năm 2020, Nga tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số thị trường cung cấp chính, như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, nhưng giảm từ nhiều thị trường cung cấp khác.

Trong báo cáo mới đây, Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 10 tháng năm 2020 đạt 8,14 nghìn tấn, trị giá 19,66 triệu USD, giảm 1,0% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga trong 10 tháng năm 2020 đạt mức 2.415 USD/tấn, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga giảm từ nhiều thị trường cung cấp chính, nhưng tăng từ Việt Nam, Brazil, Ba Lan, Đức.

10 tháng năm 2020, Nga tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số thị trường cung cấp chính, như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, nhưng giảm từ nhiều thị trường cung cấp khác.

Cụ thể, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 đạt 6,1 nghìn tấn, trị giá 15,54 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 74,7% trong 10 tháng năm 2020, cao hơn so với 68,56% thị phần trong 10 tháng năm 2019.

Nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ thị trường Ấn Độ trong 10 tháng năm 2020 đạt 991 tấn, trị giá 1,12 triệu USD, tăng 48,6% về lượng và tăng 32,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 12,17% trong 10 tháng năm 2020, tăng so với 8,1% trong 10 tháng năm 2019.

Ông Rajiv Palicha, Chủ tịch Diễn đàn Các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ, cho biết, sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ trong năm 2021 sẽ ít nhiều tương đương với sản lượng vào năm ngoái, The Hindu Business Line đưa tin.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ có một vụ mùa bội thu, đặc biệt là tại một số vùng của Karnataka. Sự thiếu hụt trong sản xuất ở Kerala có thể được bù đắp từ sự dư thừa ở vùng Karnataka trong thời gian tới.

Ông Palicha nhận định, hạt tiêu Ấn Độ có nhu cầu ổn định trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, việc công bố kế hoạch mới cần phải rõ ràng hơn, đặc biệt là trong việc cung cấp tỷ lệ phần trăm ưu đãi cho ngành gia vị.

Các nguồn tin công nghiệp chỉ ra rằng, Ấn Độ đã tiêu thụ gần 60.000 tấn tiêu cho ngành gia vị. Với đặc tính tăng cường miễn dịch của hạt tiêu và sự phục hồi của ngành khách sạn, nhu cầu tiêu thụ tiêu ở thị trường nội địa đã tăng lên đáng kể.

Bình luận