Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 69.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 66.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 67.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 66.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
67.500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
66.500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
67.500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
69.500 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
68.500 |
-500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
67.000 |
-500 |
Giá tiêu trong nước hôm nay giữ ổn định tại các địa phương Tây Nguyên, giảm 500 đồng/kg ở Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua.
Giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg. Từ mốc trên, thị trường liên tục có các đợt sóng tăng giá cho đến gần 80.000 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu nội địa có chuỗi tăng giá mạnh từ 63.000 - 66.000 đồng/kg trong tuần cuối tháng 4 lên mức đỉnh 73.000 - 76.000 đồng/kg vào ngày 19/5. Giá tiêu được điều chỉnh giảm xuống còn 71.000 - 74.000 đồng/kg tính đến ngày 15/6.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), từ ngày 1/6-18/6, Việt Nam đã xuất khẩu 11.305 tấn hồ tiêu với tổng kim ngạch đạt 41,1 triệu USD. Trong đó, lượng xuất khẩu tiêu đen đạt 9.778 tấn, tiêu trắng đạt 1.527 tấn.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu chính của Việt Nam trong nửa đầu tháng 6 với 2.657 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến 18/6, Việt Nam xuất khẩu 143.082 tấn, đạt 450 triệu USD.
Về nhập khẩu, Việt Nam ghi nhận nhập 1.526 tấn hồ tiêu trong 18 ngày đầu tháng 6, trong đó, tiêu đen đạt 1.506 tấn, tiêu trắng đạt 20 tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 4,9 triệu USD. Brazil là quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam đạt 1.051 tấn, chiếm 68,9% thị phần.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 18/6, tổng lượng hồ tiêu nhập khẩu của Việt Nam đạt 14.025 tấn. Mức giá này gây phản ứng dè dặt, giảm đơn hàng từ các nhà nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ khi họ cho rằng giá không cạnh tranh và kỳ vọng nguồn cung từ Indonesia vào tháng 7 sẽ giúp thị trường hạ nhiệt.
Trong tháng 6/2023, giá tiêu tại thị trường trong nước giảm mạnh so với tháng 5/2023 do nhu cầu từ Mỹ và châu Âu yếu. Các nhà nhập khẩu Mỹ và châu Âu đã quay trở lại thị trường, nhưng họ chưa thực hiện giao dịch vì họ vẫn đang chờ vụ thu hoạch ở Indonesia.
Thị trường Trung Quốc hấp thụ đủ lượng hàng bù các kho dự trữ đẩy hồ tiêu trong nước lao dốc. Tháng 6/2023 thị trường trong nước giảm tới 5.500 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch sáng 4/7, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.726 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.050 USD/tấn, giảm 150 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.376 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay giảm giá tiêu Brazil, tăng tiêu trắng Indonesia nhưng hạ tiêu đen của quốc gia này, đồng thời giữ nguyên giá của tại các thị trường khác.
Thị trường quý 2 vừa qua đang có sự giằng co giữa người mua và người bán. Sau khi Indonesia và Brazil vào vụ thu hoạch sẽ có đánh giá sát thực tế hơn về vụ mùa để cân nhắc giao dịch.
Hạt tiêu Brazil đang có lợi thế lớn để cạnh tranh. Báo cáo mới nhất của VPSA cho thấy, gần đây, hồ tiêu Brazil dần xuất hiện tại Trung Đông và châu Phi với giá chào thấp hơn Việt Nam do có lợi thế về chi phí vận tải.
Brazil có thể tăng nhanh sản lượng, có nhiều vườn tiêu trẻ trong khi tiêu của Việt Nam đang ở vào giai đoạn khai thác tuổi cây trung niên và cây già, do tỷ lệ trồng mới rất ít trong những năm qua.
Brazil đang gặp khó khăn, bị kiểm soát về vấn đề vấn đề nhiễm vi khuẩn Samonella ở thị trường EU nên hàng của Việt Nam tương đối cạnh tranh tại EU.