Giá tiêu ngày 11/11/2022: Thị trường Mỹ hút mạnh hồ tiêu Việt

(VOH)-Giá tiêu ngày 11/11 tiếp tục đứng yên. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10. Riêng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 84,5%.

Giá tiêu hôm nay 11/11 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 62.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  58.500 đồng/kg tại Gia Lai. Thị trường đang có chuỗi ngày đi ngang sau khi tăng thêm 2.500 đồng/kg vào đầu tháng.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 60.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 58.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 62.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 61.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 59.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

60,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

58,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

60,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

62,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

61.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

59, 000

0

Giá tiêu hôm nay 11/11/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 10/2022 Việt Nam xuất khẩu được 17.861 tấn, tiêu đen đạt 16.248 tấn, tiêu trắng đạt 1.613 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 67,5 triệu USD, tiêu đen đạt 58,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 8,9 triệu USD.

So với tháng 9, lượng xuất khẩu tăng 26,8%, kim ngạch tăng 17,2%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10 đạt 4.320 tấn, tăng 19,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 84,5% đạt 3.921 tấn, so với tháng 9/2022 và đây cũng là lượng nhập khẩu lớn nhất tính từ tháng 5/2021 của Trung Quốc (5.048 tấn).

Đứng đầu xuất khẩu trong tháng 10 vẫn là các doanh nghiệp Olam: 2.313 tấn, Trân Châu: 1.362 tấn, Phúc Sinh: 1.277 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đi Trung Quốc bao gồm: Minh Quang Ls: 1.113 tấn, Hồng Phúc Lạng Sơn: 959 tấn, XNK Logistics: 577 tấn.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 2.174 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.060 tấn, tiêu trắng đạt 114 tấn. So với tháng trước lượng nhập khẩu tăng 27,3%, kim ngạch tăng 14,6%. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn trong tháng 10 bao gồm: Olam: 597 tấn, Gia vị Việt Nam: 594 tấn, Haprosimex JSC: 270 tấn, Nedspice: 261 tấn. Brazil là nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam trong tháng đạt 1.512 tấn, chiếm 69,5%.

Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của ngành hồ tiêu toàn cầu, những yếu tố tiêu cực làm giảm giá hồ tiêu gồm: Lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát; chiến tranh ở Ukraine đẩy giá các mặt hàng thiết yếu; cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn. Những nguyên nhân trên cùng với việc Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách "Zero Covid" khiến nhu cầu đối với hồ tiêu bị xói mòn.

Theo Diễn dàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, thị trường trong nước đang có dấu hiệu bán mạnh từ những "ông lớn". Đây cũng là diễn biến được dự đoán từ trước của các chuyên gia. Theo đó đợt tăng vừa rồi chỉ là "chiêu" nâng giá để xả hàng của giới đầu cơ. Tuy nhiên đây cũng là thời cơ để những ai cần tiền bán bớt hàng để cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu hôm nay 11/11 tiếp tục xu hướng giảm, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm nhẹ 0,30%, về mức 3.640 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn. Và giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.

Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, thị trường hồ tiêu thế giới cũng đang giảm nhẹ tại Indonesia và đi ngang ở những quốc gia khác.

Theo đó, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia giảm 0,31%, xuống mức 5.891 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.

Hôm qua, đồng USD giảm sâu sau khi báo cáo lạm phát của Mỹ được đưa ra chỉ thấp hơn một chút so với kỳ vọng của thị trường.

Thị trường hồ tiêu thế giới không thể tận dụng cơ hội này vì mức tiêu thụ vẫn còn yếu.

Trong thông điệp mới nhất, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cho rằng, thế giới sẽ đối mặt cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Giữa bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho tất cả các ngành hàng hóa, trong đó có hồ tiêu.

Theo báo cáo quý III/2022 của ngành hồ tiêu toàn cầu đã chỉ ra những nguyên nhân khiến mặt hàng nông sản này liên tục suy giảm. Đó là: Lãi suất tiếp tục tăng nhằm kiềm chế lạm phát; Cuộc xung đột Nga - Ukraine đẩy giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao; Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn.

Bình luận