Chờ...

Giá tiêu ngày 18/3/2022: Giá tiêu đang trong chuỗi ngày đi ngang

(VOH) - Giá tiêu ngày 18/3 đang trong chuỗi ngày đi ngang kể từ đầu tuần, giá tiêu xuất khẩu không đổi từ đầu tháng 3/2022. Dự kiến thương lái bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đứng yên, dao động ngưỡng 78.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng  81.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng yên , dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ngưỡng 79.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79, 000

0

Giá tiêu hôm nay 18/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định tại các tỉnh so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang có chuỗi ngày đi ngang kể từ đầu tuần, trong khi đó giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết với giá không đổi từ đầu tháng 3/2022.

Theo đánh giá, các tác động của xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược "zero Covid" khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Lạm phát, hàng hóa tăng giá phi mã tại nhiều quốc gia. Tuần trước đồng tiền nội địa của Ấn Độ, Sri Lanka suy giảm khiến giá tiêu tại khu vực Nam Á giảm theo tương ứng. Thậm chí Sri Lanka đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi nước này giành được độc lập năm 1948. Kinh tế bất ổn khiến tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 6.374 USD/tấn xuống 6.106 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, nhiều tuần nay giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia ít biến động, do không có nhiều giao dịch. Tình trạng này được ghi nhận ở Indonesia lặp lại nhiều lần từ cuối năm ngoái, thể hiện nguồn cung của quốc gia này không còn nhiều, có chăng chỉ đủ nhu cầu trong nước, trong khi đó vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay còn lâu mới đến. Năm 2021, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua khi chỉ đạt 37.738 tấn.

Còn ở Malaisia, Việt Nam, thị trường cũng khá trầm lắng. Ở trong nước, các địa phương đang bước vào thu hoạch vụ mới, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.

Năm nay, dù giá hồ tiêu đầu vụ neo ở mức cao, nhưng đang là một năm đầy thách thức của người trồng tiêu. Bởi mọi chi phí đều tăng quá cao so với năm ngoái. Từ phân bón, xăng dầu đến công thu hái. Bên cạnh đó thời tiết bất lợi khiến sản lượng sụt giảm trung bình 10% trên cả nước. Sản lượng thấp, trong khi cái gì cũng tăng cao nên nông dân kém vui vì tính ra lợi nhuận cũng không được nhiều. Và bài toán đầu tư cho vụ sau còn đang bỏ ngỏ.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 18/3/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Thị trường tiêu đen toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) khoảng 5% trong giai đoạn 2021 - 2026, theo trang Marian University Sabre.

Thị trường tiêu đen toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Với doanh số bán thực phẩm ăn liền và thực phẩm tiện lợi ngày càng tăng trên toàn cầu, đã có một lượng tiêu đen được tiêu thụ đáng kể trong toàn ngành.