Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 2/10/2022: Giảm 500 đồng/kg tại Bình Phước

(VOH)-Giá tiêu ngày 2/10 tiếp tục đi ngang. Giá tiêu tuần này giảm 1.000 đồng ở khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 1.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 2/10 giảm 500 đồng/kg tại Bình Phước, giá cao nhất ở ngưỡng 66.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 63.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 66.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 64.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

64,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

64, 500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

66,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

64.500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

64, 500

0

Giá tiêu hôm nay 2/10/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong ngày cuối cùng của tháng 9/2022, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã điều chỉnh giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l giảm 50 USD/tấn, về mức 3.300 USD/tấn; giá tiêu đen xuất khẩu loại 550g/l giảm 200 USD, còn 3.400 USD/tấn; giảm mạnh nhất là giá tiêu trắng khi mất đến 400 USD/tấn, về còn 4.900 USD/tấn.

Trong khi đó giá hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia tăng nhẹ, còn các quốc gia khác giữ nguyên. Tổ chức này cũng đánh giá, thị trường tuần này cho thấy phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka tiếp tục được báo cáo tăng. Nguyên nhân do hầu hết các đồng tiền vẫn suy yếu so với Đô la Mỹ.

Bộ Công Thương đánh giá, tháng 9/2022, giá hạt tiêu xuất khẩu trên thị trường diễn biến không đồng nhất. Trong khi giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu tại Indonesia ghi nhận tăng, Malaysia giữ ổn định thì tại Việt Nam và Brazil lại đồng loạt giảm.

Dự báo trong ngắn hạn, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục giảm do đồng USD tăng mạnh. Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất nhằm hạn chế lạm phát đã đẩy đồng USD chảy ngược vào Mỹ. Điều này khiến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, bao gồm hạt tiêu.

Nhu cầu tiêu thụ yếu được coi là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá hạt tiêu những tháng tiếp theo, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu - vốn là hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới. Giá tiêu trong nước đang về gần mốc 60.000 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) phiên cuối tuần:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.827 USD/tấn, tăng 0,1%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.219 USD/tấn, tăng 0,1%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong tháng 7 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 8.465 tấn, tương ứng giảm 18,1% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu tiêu của Mỹ đã giảm 2,8% về lượng nhưng tăng gần 37% về trị giá, đạt 45.290 tấn, trị giá 265 triệu USD. Những thị trường cung cấp tiêu hàng đầu gồm Việt Nam, Brazil, Indonesia,…

Trong đó, Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Mỹ, chiếm 73% lượng tiêu nhập khẩu của nước này so với mức 65% của cùng kỳ.

Những diễn biến mới này có thể sẽ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục hành động mạnh tay hơn nhằm kiểm soát tình hình. Lạm phát tăng cao được cho là sẽ làm suy giảm nhu cầu đối với hàng hoá không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu.

Trong khi nhiều nước trên thế giới đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại do dịch bệnh, Trung Quốc vẫn tiếp tục kiên trì với chiến lược “Zero COVID”. Việc phong tỏa và hạn chế đi lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc, trong đó có hồ tiêu.

Mặt khác, việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới đất liền với Việt Nam cũng khiến cho lượng lớn hồ tiêu xuất khẩu tiểu ngạch không vào được thị trường này.

Số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 5.630 tấn, trị giá 27,3 triệu USD. Con số này giảm mạnh 40,7% về lượng và giảm 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thị trường cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Trung Quốc là Indonesia 2.804 tấn, Việt Nam 1.786 tấn, Brazil 862 tấn. Trong đó, chỉ có Brazil tăng 7,1%, hai thị trường còn lại là Indonesia và Việt Nam giảm mạnh 46,1% và 31,1%.

Bình luận