Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 20/4/2022: Giá tiêu đứng yên

(VOH) Giá tiêu ngày 20/4 đi ngang sau 3 phiên tăng mạnh. Chỉ trong 3 ngày 16-19/4, giá hồ tiêu đã tăng 2.000 đồng/kg, vượt ngưỡng 80.000đồng/kg.

Tình hình xuất khẩu đang có dấu hiệu khởi sắc hơn, khi các thương lái đang tích cực gom hàng từ sau kỳ nghỉ lễ 10/3 Âm lịch.

Gía tiêu sáng nay đứng yên sau 3 phiên tăng mạnh, cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 77.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78, 000

0

Giá tiêu hôm nay 20/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang trên diện rộng. Chỉ trong 3 ngày 16-19/4, giá Hồ tiêu đã tăng 2.000 đồng/kg, vượt ngưỡng 80.000đồng/kg. Thị trường trong nước trở nên sôi động hơn khi dòng tiền từ cà phê (đang xuống giá liên tiếp), và vốn đầu cơ bất động sản (tạm ngưng sốt đất) chảy về lại hồ tiêu.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt được nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường. Điều đáng nói, dù số lượng xuất khẩu giảm, nhưng giá trị lại tăng.

Theo thống kê, 3 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 54.000 tấn, tương đương 252 triệu USD, giảm 11,5% về khối lượng nhưng tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 3/2022 đạt 4.707 USD/tấn, tăng 3,52% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 2/2022.

Tình hình xuất khẩu đang có dấu hiệu khởi sắc hơn, khi các thương lái đang tích cực gom hàng từ sau kỳ nghỉ lễ 10/3 Âm lịch. Dự đoán của các chuyên gia, cộng với việc Trung Quốc mở cửa biên mậu thì sản lượng hồ tiêu năm nay sẽ thiếu hụt rất nhiều. Điều này sẽ tạo ra các đợt "sốt giá" khi bắt đầu bán đến lượng hồ tiêu dự trữ các năm trước.

Theo khảo sát, tuy tồn kho của các năm trước hiện còn nhiều, tập trung ở các hộ và đại lý có tiềm lực kinh tế mạnh, nhưng sản lượng hồ tiêu năm 2022 đạt 162.000 tấn, giảm 10% so với năm trước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2022 giá tiêu thế giới có nhiều cơ sở để tăng giá do sản lượng toàn cầu giảm. Giá tiêu trong năm 2022 dự báo có thể đạt quanh mức 100.000 đồng/kg.

Vấn đề đặt ra cho người trồng là cần có một chiến lược thị trường để bán hay trữ lại một cách hợp lý, tránh bán ồ ạt theo đám đông kéo thị trường lao dốc.

Theo nhận định, giá tiêu khó có thể trở lại mức cao như trước đây, nhưng với mức giá hiện tại, nông dân vẫn có lãi và ngành hồ tiêu có cơ hội sớm lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ USD trong năm nay.

Vì vậy, ngay trong vụ thu hoạch này, ngành nông nghiệp các địa phương tiếp tục khuyến cáo nông dân quan tâm đến khâu thu hoạch, canh tác theo các chứng nhận và thực hành nông nghiệp tốt để giữ vững chất lượng, giá trị hồ tiêu khi xuất khẩu.

Hồ tiêu Tây Nguyên năm nay bị mất mùa do tác động của thời tiết dẫn đến nguồn cung giảm là một trong những lý do hồ tiêu có được giá tốt. Vì vậy, nhiều nông dân trồng tiêu đang kỳ vọng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Theo nhận định, giá tiêu khó có thể trở lại mức cao như trước đây, nhưng với mức giá hiện tại, nông dân vẫn có lãi và ngành hồ tiêu có cơ hội sớm lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ USD trong năm nay. Vì vậy, ngay trong vụ thu hoạch này, ngành nông nghiệp các địa phương tiếp tục khuyến cáo nông dân quan tâm đến khâu thu hoạch, canh tác theo các chứng nhận và thực hành nông nghiệp tốt để giữ vững chất lượng, giá trị hồ tiêu khi xuất khẩu.

Ở Việt Nam, chế biến sâu hồ tiêu cũng đang là câu chuyện được quan tâm trong những năm qua, nhất là từ sau giai đoạn hồ tiêu từ "vàng đen" trở thành loại cây trồng bị chặt bỏ ở nhiều nơi. Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng trên dưới 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu gồm các mặt hàng như tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột... Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý. Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.

Nhằm khai mở những cánh cửa mới của ngành gia vị Việt Nam cũng như góp phần nâng cao giá trị cho hạt tiêu Việt, nhiều doanh nghiệp hồ tiêu đã ra mắt thị trường những sản phẩm chế biến sâu, chất lượng cao thời gian qua. Bên cạnh đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đang hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng thương hiệu cho mặt hàng, hướng tới lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ đô của ngành hàng này.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trong năm nay, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Theo đó ngành công nghiệp hồ tiêu toàn cầu đã phát triển trong 50 năm qua. Bên cạnh những hoạt động kỷ niệm, cuối tuần vừa qua, thành viên các nước trong Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã có cuộc họp để đưa ra những giải pháp duy trì vị thế của ngành công nghiệp hồ tiêu toàn cầu trước những thách thức hiện nay.

Theo các thành viên, hiện diện tích trồng tiêu trên toàn thế giới đang ngày càng suy giảm. Những năm qua, do thị trường biến động khiến nhiều quốc gia không chú trọng chăm sóc dẫn đến diện tích già cỗi, giảm năng suất tăng nhanh. Cộng với thời tiết thất thường đang là những thách thức lớn cho cộng đồng hồ tiêu thế giới.

Trong khi đó, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu đang cho thấy sự tăng trưởng qua từng năm. Do vậy, để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường, ngành công nghiệp này phải nâng cao năng lực của hạt tiêu như một sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ chế biến ở dạng nguyên hạt và xay nhỏ. Không chỉ dùng làm thực phẩm, hạt tiêu còn được dùng để làm gia vị, trị liệu/có lợi cho sức khỏe và thậm chí cả trong thế giới thời trang.

Các thành viên Cộng đồng Hồ tiêu thế giới cũng đồng tình khi cho rằng, các sản phẩm giá trị gia tăng và sự đổi mới về hạt tiêu hầu như không được quan tâm tại các quốc gia. Từ thực tế trên, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới kêu gọi các thành viên hãy cùng nhau học hỏi kiến ​​thức, chuyên môn và kinh nghiệm từ các công ty và cơ quan chính phủ đã đi tiên phong trong việc nâng cao giá trị gia tăng và đổi mới của hạt tiêu. Hãy khai thác nhiều hơn các công dụng khác của hạt tiêu thay vì chỉ ở dạng thô, qua đó làm tăng lượng tiêu thụ toàn cầu.

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu hạt tiêu của Bỉ năm 2021 đạt 2,51 nghìn tấn, trị giá 13,16 triệu EUR (tương đương 14,31 triệu USD), tăng 24,1% về lượng và tăng 10,4% về trị giá so với năm 2020.

Năm 2021, giá nhập khẩu hạt tiêu vào thị trường Bỉ bình quân đạt mức 5.239 EUR/tấn (5.695 USD/tấn), giảm 11% so với năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ hầu hết các thị trường nội khối giảm, như: Đức (giảm 35,2%) và Pháp (giảm 33,5%).

Theo Eurostat, Bỉ nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ thị trường nội khối, đạt 2,08 nghìn tấn, trị giá 11,05 triệu EUR (tương đương 12 triệu USD) trong năm 2021, tăng 49,5% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020. Trong đó, Bỉ nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ thị trường Hà Lan, Đức.

Đối với thị trường ngoại khối, Bỉ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam và Ấn Độ, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc và Madagascar.

Năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu của Bỉ từ Việt Nam đạt 173 tấn, trị giá 704 nghìn EUR (tương đương 765 nghìn USD), tăng 76% về lượng và tăng 116,9% về trị giá so với năm 2020.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ tăng từ 4,84% trong năm 2020, lên 6,86% trong năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận