Chờ...

Giá tiêu ngày 25/4/2022: Sẽ khó có đột phá khi tâm lý găm hàng vẫn mạnh

(VOH) - Giá tiêu ngày 25/4 đi ngang, thị trường ít sôi động, giá tiêu còn tiếp tục xu hướng yếu trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Tâm lý giữ hàng chờ sang đầu tháng 5/2022 giá lên.

Gía tiêu sáng nay ổn định, cao nhất ở ngưỡng 78.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 75.500 đồng/kg  tại  Đồng Nai. Kết thúc tuần trước, giá tiêu giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg, không đổi ở Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) , dao động tmức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động 75.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

78,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

77,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

75, 500

0

Giá tiêu hôm nay 25/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm đồng loạt 50 USD/tấn, tương ứng với 4.190 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.990 USD/tấn với tiêu trắng.

Đánh giá về vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay, trong cuộc họp tuần trước, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, vụ thu hoạch đã cơ bản kết thúc với sản lượng giảm khoảng 10% so với năm 2021. Đăk Nông là địa phương chiếm khoảng 45% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam. Ở tỉnh này có sự khác biệt giữa các vùng thu hoạch, như được mùa ở các huyện Đăk Song, Đăk R’lap, Tuy Đức và mất mùa ở Đăk Mil, Đăk Glong, Cư Jut. Đánh giá chung, sản lượng tại Đăk Nông tăng 10% so với năm ngoái.

Trong khi đó tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm còn lại như Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sản lượng giảm bình quân 20% so với năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều vườn tiêu già đã quá tuổi kinh doanh nên năng suất thấp và dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có thuốc đặc trị. VPA ước tính sản lượng vụ năm 2021 là 195.000 tấn.

VPA cho biết thêm, từ cuối quý 4 năm 2021, giá tiêu liên tục dao động trong khoảng trên dưới 80.000 đồng/kg và kéo dài đến qua Tết Nguyên đán 2022 (7/2) trước khi tăng lên 86.500 đồng/kg, mức cao nhất từ đầu năm 2022 vào giữa tháng 2 (17/2).

Tuy nhiên, ngay sau đó giá giảm trở lại bình quân mỗi tuần giảm 1.000 - 2.000 đồng và hiện đang đứng ở mức 77.000 đồng/kg. Giá giảm trong quý 1 do trùng với vụ thu hoạch cao điểm của Việt Nam và một số nước sản xuất khác nên nguồn cung khá dồi dào. Một nguyên nhân khác là giá giảm là xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 81% do tình trạng đóng cửa đường biên giới.

Với mức giá này so với cùng kỳ năm 2021 thì có tăng 10%, tuy nhiên giá phân bón tăng gần gấp đôi so với năm trước, cùng với đó là giá nhân công, xăng dầu... đã bào mòn hết lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu.

Các doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng không kém khi giá logistics tiếp tục đứng ở mức cao trong suốt nhiều tháng. Thêm vào đó, việc áp dụng thu phí cảng biển của TP Hồ Chí Minh từ ngày 1/4/2022 càng khiến khó khăn của doanh nghiệp thêm chồng chất.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 25/4/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng mạnh 200 Rupi/tạ, lên mức 53,700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 4 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết nhà cung cấp lớn trong những tháng đầu năm 2022.

Số liệu tổng hợp được cho thấy, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam và Brazil, hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới giảm lần lượt là 12,1% và 20,1% trong quý đầu tiên của năm.

Tương tự, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia và Ấn Độ cũng giảm 36,2% và 14,6% trong hai tháng đầu năm.

Thị trường hồ tiêu toàn cầu trong những tháng đầu năm nay chịu tác động bởi nhiều yếu tố liên quan.

Nổi bật là nguồn cung tại một số nước sản xuất giảm, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia, trong khi Trung Quốc vẫn kiên trì với chiến lược “Zero COVID”.