Chờ...

Giá tiêu ngày 27/4/2022: Thị trường trầm lắng trước kỳ nghỉ lễ

(VOH) - Giá tiêu ngày 27/4 đứng yên, thị trường trầm lắng trước kỳ nghỉ lễ. Giá tiêu cuối vụ bốc hơi vì Trung Quốc giảm mua, giới đầu cơ xả kho.

Gía tiêu sáng nay ổn định, cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai, Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang , dao động trong  mức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng  78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

78,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

77,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76, 000

0

Giá tiêu hôm nay 27/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu trong nước đang chững lại trước kỳ nghĩ lễ 30/4 - 1/5. Như những nhận định của các công ty xuất khẩu ở trên, thị trường tháng 5/2022 sẽ không tăng mạnh nếu không có sự tham gia của Trung Quốc.

Còn trên thực tế, ngay trước kỳ nghỉ lễ, nhiều phản hồi trên các diễn đàn hồ tiêu trong nước cho thấy thương lái đã tích cực vào tận vườn hỏi mua với giá cao hơn giá tham khảo trên mạng. Đây là tín hiệu tốt cho giá tiêu quý 2/2022.

Kể từ đầu năm đến nay, giá hồ tiêu đã khởi sắc trở lại sau nhiều năm chạm đáy, mức cao nhất dao động 84.000 – 87.000 đồng/kg vào giữa tháng 2. Tuy nhiên bước vào cuối vụ thu hoạch niên vụ 2022 – 2023, giá tiêu lại có xu hướng lao dốc, tuột mốc 80.000 đồng/kg.

Cập nhật thị trường đến ngày 26/4, giá tiêu đang ở mức 76.000 - 78.500 đồng/kg, giảm 10% so với giữa tháng 2 song vẫn cao hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết việc thị trường Trung Quốc giảm mua là một nguyên nhân khiến giá tiêu trong nước giảm.

Ông Bính cho biết nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm nước này nhập khẩu của Việt Nam khoảng 40.000 – 50.000 tấn tiêu. Tuy nhiên, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc đã khiến cho các hoạt động xuất khẩu tiêu qua đường cửa khẩu chậm và khó khăn, sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh 81% trong quý I, chỉ đạt 2.138 tấn, mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.

Bên cạnh đó, ông Bính cho rằng ở thời điểm này, nhu cầu bán ra đang cao hơn mua vào. Vụ tiêu năm nay gặp đợt mưa sớm nên nông dân phải bán một phần sản lượng để trang trải chi phí phân bón, chăm sóc…Ngoài ra, giới đầu cơ đang có xu hướng xả kho để thu tiền về.

“Một thời gian nữa, hàng hóa qua cửa khẩu sang Trung Quốc nhanh và thông thoáng hơn, nhu cầu bán tiêu, trang trải vụ mới của nông dân ổn định thì mới hy vọng giá lên, còn hiện nay trông chờ giá tăng là rất khó”, ông Bính nói.

Bàn về triển vọng giá tiêu năm 2022, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group cũng cũng cho rằng giá tiêu có thể tăng lên 100.000 đồng/kg nhưng ở thời điểm cuối năm, khi vụ thu hoạch cũ đã qua, vụ mới chưa đến, thị trường khan hiếm hàng cho xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 27/4/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 53,700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 4 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Trong giai đoạn 2017 - 2021, doanh số bán tiêu đen của Brazil sang các quốc gia Ả Rập tăng mạnh cả về lượng lẫn trị giá, với mức tăng trung bình 47,5%/năm về lượng và 41,7%/năm về giá trị xuất khẩu.

Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân 11,6% về lượng và 2,8% về trị giá sang các thị trường khác.

Trong giai đoạn 2012 - 2021, doanh số xuất khẩu tiêu đen của Brazil sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tăng 57%, doanh số bán hàng sang Ai Cập tăng 21%.

Các quốc gia Ả Rập khác, chẳng hạn như Maroc, cũng cho thấy nhu cầu lớn hơn trong những năm gần đây.

Yếu tố giúp doanh số xuất khẩu tiêu đen của Brazil sang các nước Ả Rập tăng trưởng mạnh mẽ là do sự thay đổi về nguồn cung trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà sản xuất và việc tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Brazil.