Chờ...

Giá tiêu ngày 3/11/2022: Neo ở mức thấp

(VOH)-Giá tiêu ngày 3/11 tiếp tục kéo dài chuỗi đi ngang, thị trường ảm đạm. Thị trường hồ tiêu ở Indonesia cũng đang giảm, nhưng đi ngang ở Malaysia.

Giá tiêu hôm nay 3/11 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 59.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  56.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 57.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 56.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 58.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 56.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

57,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

56,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

57,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

59,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

58.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

56, 500

0

Giá tiêu hôm nay 3/11/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang có chuỗi ngày ổn định sau thời gian giảm liên tiếp trước đó.

Số liệu thống kê cho thấy, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10/2022 ước đạt 15 nghìn tấn, giá trị đạt 58 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng năm 2022 đạt 190 nghìn tấn và 829 triệu USD, giảm 17,4% về khối lượng nhưng tăng 4,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2022 ước đạt 4.372 USD/tấn, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 là Hoa Kỳ, Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất và Ấn Độ, với 41,7% thị phần. Thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất là Nhật Bản với mức tăng lên tới 98,8%. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu giảm mạnh nhất là Pakistan với mức giảm 55,6%.

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam có sự khởi sắc, tuy nhiên chưa được như kỳ vọng. Thị trường nhìn chung tiếp tục giảm do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến lạm phát tăng cao tại nhiều nước và sự mất giá đồng tiền của các nước nhập khẩu so với đồng USD.

Ngoài ra, hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn. Các dự báo đều chỉ ra, nhu cầu hồ tiêu sẽ giảm mạnh vào quý đầu tiên của năm 2023 với mùa Đông đặc biệt khó khăn ở khu vực châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra. Thời điểm này trùng với hàng vụ mới của Việt Nam ra thị trường, do đó báo hiệu bức tranh không mấy sôi động.

Trước thực trạng trên, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành hồ tiêu cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường chưa phải là lớn của ngành hàng gia vị Việt Nam như Trung Đông, châu Phi là hướng đi khả quan.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, thị trường hồ tiêu Indonesia cũng đang giảm, nhưng đi ngang ở Malaysia.

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.651 USD/tấn, giảm 0,05%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.910 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Theo Mihir Mehta - nhà kinh doanh gia vị tại Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu dự kiến sẽ còn giảm mạnh vào quý đầu tiên của năm 2023 với mùa Đông đặc biệt khó khăn ở khu vực châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra.

Theo quan sát của ông, giá hàng hóa vẫn ở mức cao tại các nước sản xuất do đầu cơ hoặc sản lượng cây trồng giảm.

Tuy nhiên, với việc đồng USD tăng mạnh, nhiều nước nhập khẩu nhận thấy mức giá không cạnh tranh đối với thị trường nội địa của họ.

Sáng nay, Fed đã tăng 0,75 điểm % lãi suất tiền tệ, trở thành phiên thứ 4 liên tiếp điều chỉnh tăng cũng tác động đến thị trường hồ tiêu.