Chờ...

Giá tiêu ngày 5/4/2022: Bất ngờ lao dốc 1.000 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 5/4 sụt giảm sâu 1.000kg. Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc sụt giảm do chính sách "Zero COVID" có thể khiến cho giá hồ tiêu tiếp tục đi ngang trong quý II.

Gía tiêu sáng nay giảm mạnh, cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg , dao động trong  mức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 76.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79,000

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

78,000

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76, 500

-1.000

Giá tiêu hôm nay 5/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc sụt giảm do chính sách "Zero COVID" có thể khiến cho giá hồ tiêu tiếp tục đi ngang trong quý II, cho dù tình hình tiêu thụ tại các thị trường khác như Mỹ, EU, Ấn Độ vẫn tương đối tốt.

Giá tiêu đen tại các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam Bộ sau khi tăng lên mức 84.000 – 87.000 đồng/kg vào giữa tháng 2 đã giảm xuống còn 77.000 – 80.000 đồng/kg và có chuỗi ngày đi ngang kéo dài trong suốt tháng 3 vừa qua.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc, một trong những thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn và sụt giảm do chính sách “Zero COVID” khiến thị trường hồ tiêu chùng xuống trong thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường hồ tiêu dù đây không phải là hai thị trường xuất khẩu tiêu chủ lực của Việt Nam.

Mặc dù vậy, điểm tích cực là giá tiêu hiện vẫn đang cao hơn 5.000 đồng/kg so với mức giá 71.000 – 75.000 đồng/kg của cùng kỳ năm ngoái.

Theo các chuyên gia trong ngành, xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc sụt giảm sẽ khiến cho giá mặt hàng này khó tăng cao và có thể tiếp tục đi ngang trong quý II, cho dù nhu cầu từ các thị trường khác như Mỹ, EU, Ấn Độ vẫn đang tương đối tốt.

Ngay từ cuối năm ngoái, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc tác động không nhỏ tới thị trường hồ tiêu Việt Nam khi 90% lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.

Thực tế cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh 71,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1.187 tấn và chiếm 5% tỷ trọng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

Về nguồn cung, hiện Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của vụ thu hoạch, theo kết quả cuộc khảo sát của VPA, sản lượng hồ tiêu của cả nước trong năm nay có thể giảm 10%. Tuy nhiên, tồn kho còn nhiều, một số đại lý cho biết hiện vẫn còn mua được tiêu cũ từ đầu năm nay.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC DataWeb), trong tháng đầu tiên của năm 2022, Mỹ tiếp tục tăng nhập khẩu hồ tiêu với khối lượng đạt 6.790 tấn, trị giá 33,2 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 59,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 1/2022 đạt bình quân 4.888 USD/tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù giá tăng mạnh nhưng nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu tại thị trường này đã phục hồi trở lại thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Việt Nam hiện vẫn là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ với 4.504 tấn, chiếm tỷ trọng 66,3% tổng nhập khẩu hồ tiêu của thị trường này trong với trong tháng đầu năm 2022.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với khối lượng đạt 927 tấn, chiếm 13,6% thị phần. Tiếp theo là Brazil và Indonesia với thị phần lần lượt là 8% và 7%.