Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá xăng dầu hôm nay 19/8: Giá dầu trái chiều do lo ngại về nguồn cung

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 19/8 trái chiều sau phiên giảm thứ 5 liên tiếp vì lo ngại về tình hình COVID-19 trên toàn cầu tăng nhanh và nguồn cung dầu thô tăng.

Giá xăng dầu thế giới trái chiều

Giá xăng dầu ngày 19/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,27% xuống 64,38 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam) ngày 19/8. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 10 tăng 0,25% lên 67,45 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 19/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 19/8/2021

Giá xăng dầu hôm nay 19/8: Giá dầu trái chiều do lo ngại về nguồn cung 2

Chốt phiên gia dịch ngày thứ Tư (18/8), giá dầu thô Brent giảm 1,2% xuống 68,23 USD/thùng. Dầu Brent  giảm 11% trong 13 ngày giao dịch qua kể từ cuối tháng 7. Giá dầu thô WTI của Mỹ cũng giảm tới 1,7% xuống 65,46 USD/thùng.

Giá dầu thô tiếp tục giảm trong phiên vừa qua do lo ngại về triển vọng nhu cầu nhiên liệu trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng nhanh trong khi nguồn cung cho thị trường từ các nhà sản xuất lớn trên toàn cầu nhiều lên, trong đó có nguồn cung từ Mỹ.

Biên bản cuộc họp chính sách 2 ngày (27-28/7) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các quan chức Fed lưu ý rằng sự lan rộng của virus biến thể Delta có thể khiến phải tạm thời trì hoãn việc mở cửa hoàn toàn trở lại nền kinh tế và kìm hãm thị trường việc làm.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 3,2 triệu thùng trong tuần trước xuống 435,5 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020, theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ.

Tuy nhiên, các kho dự trữ xăng tăng nhẹ và sản phẩm xăng cung cấp cho thị trường - thước đo nhu cầu - là 9,5 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1% so với cùng kỳ năm 2019.

Lực cầu nhiên liệu tại quốc gia tiêu thụ năng lượng số một thế giới đang tăng dần trở lại với trung bình nguồn cung sản phẩm ra thị trường 4 tuần đạt 20,8 triệu thùng/ngày, tương đương so với trước khi đại dịch xảy ra năm 2019. Tuy nhiên, giới phân tích lưu ý sản lượng dầu thô của Mỹ đang tăng dần dần, chạm 11,4 triệu thùng/ngày tuần trước.

OPEC cùng các đồng minh, tức OPEC+, hồi tháng 7 nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8 đến hết tháng 12, trả lại phần nào nguồn cung từng bị cắt giảm từ năm 2020.

Một yếu tố tiêu cực về dài hạn nữa là một đơn vị quản lý ngoài khơi Mỹ ngày 18/8 cho biết các nỗ lực nhằm nối lại chương trình cho thuê dầu và khi liên bang đang được triển khai.

Bình luận