Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Tiếp tục suy yếu

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 25/4 tiếp tục đà giảm mạnh vì triển vọng tăng trưởng kinh tế suy yếu dấy lên lo ngại giảm nhu cầu nhiên liệu.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 25/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,51% xuống 100,53 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 6 cũng giảm 1,48% xuống 104,61 USD/thùng.

Giá xăng dầu ngày 25/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 25/4/2022

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Tiếp tục suy yếu 2

Giá dầu thô giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (25/4) sau khi giảm gần 5% trong tuần trước, vì triển vọng tăng trưởng kinh tế suy yếu dấy lên lo ngại nhu cầu nhiên liệu.

Kết thúc tuần qua, giá dầu WTI giảm 4,05% xuống 102,07 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 4,52% xuống 106,65 USD/thùng.

Businessinsider đưa tin, ngày 19-4, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023, giảm so với dự báo tăng trưởng tháng 1 lần lượt là 4,4% và 3,8%.

IMF cho biết cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát và tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau đợt suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trước đó 1 ngày, ngày 18-4, Ngân hàng thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay bởi xung đột ở Ukraine, lạm phát và những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch. Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cẩu sẽ chỉ đạt 3,2% trong năm 2022, giảm so với ước tính trước đó là 4,1% và thấp hơn so với mức 5,7% của năm 2021.

Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 vào tuần trước và có thể tiếp tục giảm nếu căng thẳng tại Ukraine tiếp tục, trong khi các biện pháp phong toả chống COVID-19 tại Trung Quốc khiến nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ hàng đâu thế giới giảm mạnh trong tháng 4.

Về phía nguồn cung, Liên minh đường ống Caspi giữa Nga - Kazakhstan (CPC) dự kiến ​​sẽ xuất khẩu trở lại toàn bộ từ ngày 22/4 sau gần 30 ngày gián đoạn, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Theo báo cáo của Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm một giàn lên 549 trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.

Tuy nhiên, nguồn cung bị thắt chặt khi Libya mất sản lượng 550.000 thùng dầu/ngày do gián đoạn. Nguồn cung có thể bị thắt chặt hơn nữa nếu EU áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga.

Ông Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu (EC), cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt thông minh đối với nhập khẩu dầu của Nga, được thiết kế nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho nền kinh tế của lục địa.

Hà Lan cho biết họ có kế hoạch ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào cuối năm nay.

Morgan Stanley đã tăng dự báo giá dầu Brent quý III/2022 thêm 10 USD/thùng lên 130 USD, với lý do nguồn cung thâm hụt lớn hơn trong năm nay do nguồn cung từ Nga và Iran giảm mạnh, điều có khả năng cao hơn so với sự sụt giảm của nhu cầu trong ngắn hạn.

Dữ liệu của Euroilstock cho thấy các nhà máy lọc dầu châu Âu đã sử dụng 9,04 triệu thùng/ngày dầu thô trong tháng 3, giảm 4% so với một tháng trước đó và cao hơn 4,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ dự kiến có khoảng 1,08 triệu thùng dầu/ngày công suất chưa sử dụng trong tuần kết thúc vào ngày 22/4, tăng công suất lọc dầu sẵn có thêm 47.000 thùng/ngày, công ty nghiên cứu IIR Energy cho hay.

Bình luận