Vấn đề này đã được các đại biểu đề cập đến tại Hội nghị Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ điều năm 2015 diễn ra ngày 2/7 tại TPHCM.
Ảnh: blogcaycanh
Theo Hiệp hội Điều VN, trong những năm qua, ngành điều VN vẫn liên tục phát triển, số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu năm sau đạt cao hơn năm trước, 9 năm liên tiếp giữ vị trí là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, 4 năm liên tiếp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Dù có sự tăng trưởng như thế nhưng những khó khăn đặt ra cho ngành điều gần đây cũng rất lớn. Ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1 phân tích.
Việc có quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều, cũng tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành. Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội điều VN cho biết.
Chế biến xuất khẩu là vậy, còn trong sản xuất cũng chưa thực sự khá hơn. Đó là vì thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều giải pháp kỹ thuật như tái canh, trồng xen, thâm canh, bảo quản, tổ chức ngành hàng chưa được quan tâm đúng mức. Những hạn chế này làm cho lợi nhuận từ cây điều còn thấp dẫn đến nông dân đôi lúc còn quay lưng với cây điều. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối thừa nhận.
Theo đánh giá của các nhà thu mua điều nhân trên thế giới, hạt điều Việt Nam có chất lượng và hương vị ngon nhất thế giới, đây là một thế mạnh so với hạt điều có xuất xứ từ những quốc gia khác. Đồng thời nước ta lại đang là nước xuất khẩu nhân hạt điều đứng đầu thế giới, vì vậy cần phải tập trung xây dựng thương hiệu điều quốc gia để quảng bá, nâng cao vị thế và hình ảnh sản phẩm nhân điều Việt Nam trên thị trường thế giới, từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu. Để làm được điều này ngành điều cần thực hiện nhiều biện pháp mang tính đồng bộ, trong đó khắc phục những hạn chế như đã nói ở trên là việc cần làm ngay.