Ngôn từ của giới trẻ đa dạng và sống động, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày hoặc trên các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, "dí" xuất hiện với tần suất thường xuyên. Vậy "dí" là gì? Hãy cùng VOH tìm hiểu trong bài viết sau!
"Dí" là gì trong tiếng Việt?
Trong từ điển tiếng Việt không có từ "dí" đứng độc lập. Chỉ có trường hợp duy nhất có tiếng "di" trong từ "dí dỏm" (có tác dụng gây vui, gây cười một cách nhẹ nhõm và có ý vị).
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người lẫn lộn giữa “gi" và “d", dẫn đến viết sai chính tả.
Theo đó, "gí" là động từ mang nghĩa:
- Làm cho chạm sát vào ở một điểm nào đó.
Ví dụ: gí súng vào ngực, gí mũi vào cửa kính, gí lửa đốt. - Ép thật sát xuống một chỗ nào đó.
Ví dụ: gí nát dưới bàn chân, đè bẹp gí, xe hỏng nằm chết dí trên đường.
Do đó, chúng ta cần chọn từ ngữ chuẩn xác khi sử dụng trong giao tiếp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
"Dí" là gì trên TikTok, Facebook?
Trên các trang mạng xã hội, tùy vào từng ngữ cảnh mà "dí" có cách hiểu khác nhau.
Theo cách hiểu của gen Z, "dí" là gì?
Theo đó, từ này có nghĩa là:
- "Rượt theo, đuổi theo": dí theo tên trộm.
- "Yêu, chạm": đề cập đến vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, nhiều bạn trẻ có phản ứng gay gắt với những bình luận này.
- "Nhìn": suốt ngày dí mặt vào điện thoại (suốt ngày nhìn / xem điện thoại không rời).
- "Gắn bó": suốt ngày dí nhau (suốt ngày bám / dính lấy nhau).
- "Bắt, bảo": bị mẹ dí lấy chồng (mẹ bắt / bảo lấy chồng).
Một số ví dụ hài hước về từ "dí"
- Bố mẹ dí tớ lấy chồng, trong khi tớ còn chưa có người yêu.
- Cậu không làm việc à, suốt ngày dí mặt vào game vậy.
- Lúc nãy, tớ bị con chó dí.
- Nghỉ phép nhưng sếp "dí" deadline.
- Bài tập "dí" tớ làm không kịp.
"Dí" có phải là từ địa phương không?
Như đã nói ở trên, đến nay không có bất kỳ tài liệu nào đề cập đến từ "dí", và từ này không phải là từ địa phương.
Tuy nhiên, một số vùng miền thay vì phát âm "gí" lại đọc thành "dí". Ví dụ:
- "Đập con muỗi bẹp dí", cách viết đúng là "đập con muỗi bẹp gí".
- "Dí theo hắn", cách viết đúng là "gí / đuổi theo hắn".
- "Dí bill", cách viết đúng là "gí bill", tức là ép buộc, bạo hành khách hàng phải trả tiền cho món hàng hoặc dịch vụ mà người đó không sử dụng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Dí là gì?". Ngôn từ của giới trẻ đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh một số từ thú vị, mới lạ, có không ít từ gây bức xúc cho người nghe. Vì vậy, chúng ta phải biết chắt lọc để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại voh.com.vn - Sống đẹp.