Chờ...

Bình quân đất nông nghiệp TPHCM giảm khoảng 500 đến 1000 hecta mỗi năm

(VOH) - Năm 2020 là một năm đầy thử thách, khó khăn với nhiều ngành nghề nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Trong đó, công tác khuyến nông, đặc biệt là khuyến nông thành phố cũng gặp nhiều khó khăn như đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, việc xã hội hóa một số lĩnh vực cũng gây áp lực tài chính thực hiện các chương trình, đề án liên quan. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, không ngừng vượt khó, năm 2020, Trung tâm khuyến nông thành phố cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Phóng viên VOH phỏng vấn ông Phạm Lâm Chính Văn - Giám đốc Trung tâm khuyến nông thành phố nhìn lại kết quả hoạt động của trung tâm khuyến nông thành phố năm 2020 và phương hướng năm 2021.

* VOH: Thưa ông, nhìn lại những kết quả đã thực hiện được trong năm qua. Vậy thì đối với công tác khuyến thông thành phố, ông đánh giá những điểm nổi bật mà đơn vị mình đã thực hiện được?

Ông Phạm Lâm Chính Văn: Hoạt động của khuyến nông hiện nay theo định hướng của chính phủ, thành phố nhằm mục đích góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Đồng thời góp phần thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Với mục tiêu đó thì trong năm 2020, trung tâm khuyến nông TPHCM cũng tiếp tục chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho người dân mà trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố đã xác định, cụ thể là sản xuất rau, hoa, bò sữa và nuôi tôm nước lợ.

Bên cạnh việc phát triển, giới thiệu những giống mới trong quá trình sản xuất thì chúng tôi cũng xem việc phổ biến những mô hình mà cơ giới hóa đồng bộ nhằm giải quyết được khâu thiếu hụt lao động trong nông nghiệp hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời là qua cái cơ giới hóa thì nó sẽ giúp cho cái phát triển sản xuất mang tính chất đồng bộ cũng như nó nâng cao hiệu quả. Ngoài ra thì cái việc thứ hai là các mô hình sản xuất về an toàn đảm bảo sản phẩm mà an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là một cái nội dung mà khuyến nông cũng tiếp tục triển khai và đây cũng xem như là một nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên và xuyên suốt. Một trong những nội dung quan trọng mà khuyến nông cũng tiếp tục từng bước hỗ trợ thực hiện ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Bình quân đất nông nghiệp TPHCM giảm khoảng 500 đến 1000 hecta mỗi năm. Ảnh minh họa: PN

VOH: Trước tình hình đất nông nghiệp của thành phố ngày càng giảm, và trong năm vừa rồi cũng có nhiều dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm, trung tâm khuyến nông thành phố mình đã đút kết được nhữngkinh nhiệm gì để vượt qua những khó khăn, thách thức đó trong năm qua?

Ông Phạm Lâm Chính Văn: Trong giai đoạn vừa qua, thì bình quân đất nông nghiệp TPHCM giảm khoảng 500 đến 1000 hecta mỗi năm. Và trong có định hướng sắp tới thì cái diện tích càng giảm mạnh do cái nhu cầu là chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp phục vụcho các hoạt động thương mại, công cộng,vv… Thế thì diện tích đất nông nghiệp TPHCM là sẽ giảm một cách rõ rệt. Do vậy để tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp thì đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hơn nữa việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong sản suất. Bởi vì với ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao nó thông qua về việc đưa những cái giống mới có năng suất chất lượng vượt bậc, rồi bên cạnh đó thì những cái kĩ thuật canh tác hiện đại ví dụ như làcanh tác bằng thủy canh thì người ta có thể lại đưa cái năng suất cũng như quy trình sản xuất trong một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nó nâng cao lên hàng chục lần. Thì do vậy, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại đó là cái việc ứng dụng công nghệ cao nó giải quyết được 2 vấn đề: một là vấn đề về diện tích đất ngày càng thu hẹp.Thứ hai là chúng ta với công nghệ cao đó thì nó giúp chúng ta kiểm soát từ vật tư, nguyên liệu đầu vào quá trình sản xuất, thu hoạch thì chúng ta kiểm soát đảm bảo luôn an toàn đáp ứng theo yêu cầu của người tiêu dùng cũng như thị trường trong nước, cũng như thị trường xuất khẩu.

* VOH: Vậy thì với kinh nghiệm đút kết được đó, thì trong thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2021 này, trung tâm khuyến nông thành phố có những định hướng chính nào?

Ông Phạm Lâm Chính Văn: Với xu thế đó thì trung tâm khuyến nông cũng đã định hướng trong cái giai đoạn tới nữa là sẽ xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể đối với trồng rau thì chúng tôi cũng đã xây dựng những cái mô hình là về trồng rau thủy canh trong nhà màng, rồi tập trung vào những cái sản phẩm mà có giá trị cao, đáp ứng cái yêu cầu thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đối với chăn nuôi bò sữa thì chúng tôi cũng đã xây dựng và phổ biến nhân rộng cái mô hình chăn nuôi bò sữa với cái ứng dụng kỹ thuật đồng bộ từ khâu chuồng trại cho đến hoạt động chăm sóc sức khỏe của vật nuôi một cách đồng bộ nhằm để tạo ra được năng suất sữa ngày càng caocũng như đảm bảo chất lượng sữa theo cái yêu cầu thu mua của các đơn vị thu mua sữa. Trong nuôi tôm thì chúng tôi tập trung vào phát triển các mô hình nuôi siêu thâm canh mà có ứng dụng đồng bộ các hệ thống ví dụ như là quan trắc môi trường tự động thì giúp cho cái người nuôi sẽ có kiểm tra kịp thời cũng như điều chỉnh những cái biến động của môi trường nhằm đảm bảo cho vật nuôi được phát triển tốt. Thì với những cái ứng dụngcông nghệ cao này thì chúng tôi cũng hy vọng là nó sẽ tạo ra những cái điểm mới trong sản xuất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.Đặc biệt một trong những cái nội dung mà chúng tôi cũng sẽ quan tâm đó là cái xu thế ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp.

* VOH: Về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Ông Phạm Lâm Chính Văn: Chúng tôi cũng định hướng trong thời gian tới sẽ làm sao giúp cho người dân có chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, ví dụ như là chúng ta phát triển hệ thống phần mềm thì ngoài việc quản lý được hoạt động sản xuất của mình, quản lý được vật tư đầu vào, rồi phục vụ cho việc truy suất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời cơ quan quản lý cũng sẽ giúp cho người dân là tìm ra được những cái khâu mà trong quá trình chăn nuôi mà người dân bị vướng phải hoặc là nó không hiệu quả thì tư vấn cho người dân là điều chỉnh lại quá trình sản xuất của mình nó hiệu quả hơn. Và bên cạnh chuyển đối số đó không những chỉ là quản lý sản xuất mà cần phải định hướng chuyển đổi số này nó sẽ kết nối được với doanh nghiệp thu mua, kết nối được với thị trường tiêu thụ, nó giảm bớt được khâu trung gian. Người dân có sản phẩm tốt họ có thể qua các ứng dụng họ có thể tìm được nhà thu mua hợp lý nhất với cái giá cả hợp lí nhất để họ sẽ kết nối buôn bán thì đó là những điểm nhấn mà chúng tôi nghĩ là khuyến nông TPHCM sẽ tiếp tục xây dựng cũng như là triển khai trong thời gian tới, nhầm hỗ trợ cho bà con nông dân ở ngoại thành trong quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp trên những sản phẩm chủ lực mà thành phố đã xác định nó ngày càng hiệu quả hơn và góp phần cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành thành phố.

* VOH: Cám ơn ông.