Tiêu điểm: Nhân Humanity

Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế - ĐHQGHN năm 2018

(VOH) - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường xét tuyển cả nước với nhiều phương thức xét tuyển.

Đối tượng tuyển sinh

Người học hết chương trình THPT và tốt nghiệp THPT trong năm ĐKDT; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT không trong thời gian bị kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Phương thức tuyển sinh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tuyển sinh 2018

Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN có nhiều cơ hội được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN, trong đó có Đại học Kinh tế (Ảnh: ueb.vnu.edu.vn)

Phương thức tuyển sinh:

* Phương thức 1: Xét tuyển kết quả bài thi THPT quốc gia:

- Đối tượng: Thí sinh sử dụng kết quả bài thi THPT quốc gia.

- Các ngành xét tuyển:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh tế quốc tế *

7310106

2

Quản trị kinh doanh *

7340101

3

Tài chính-Ngân hàng *

7340201

4

Kế toán *

7340301

5

Kinh tế

7310101

6

Kinh tế phát triển

7310105

 
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia bằng hoặc cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN quy định trong năm tuyển sinh.

- Thí sinh được đăng kí xét tuyển (ĐKXT) không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS Trường ĐH Kinh tế căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

- Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điểm từ cao xuống thấp của môn Toán (đối với CTĐT chuẩn), môn Tiếng Anh (đối với CTĐT chất lượng cao), nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng ưu tiên cao hơn.

- Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

- Thời gian xét tuyển (theo lịch của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN): 19/7 - 31/7/2018.

>>> Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018

>>> Phương thức tuyển sinh của Đại học Kinh tế TPHCM

* Phương thức 2: Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức:

- Đối tượng: Thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL còn hạn sử dụng đạt từ 70,0/140,0 điểm trở lên và chưa nhập học vào bất kỳ đơn vị đào tạo nào của ĐHQGHN được ĐKXT.

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh tế quốc tế *

7310106

2

Quản trị kinh doanh *

7340101

3

Tài chính-Ngân hàng *

7340201

4

Kế toán *

7340301

 

- Thí sinh được ĐKXT tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nhà trường xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

- Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi ĐGNL (theo thang điểm 140) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực. Điểm ưu tiên được cộng vào kết quả bài thi ĐGNL. Mức chênh lệch điểm giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 5,0 (năm điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 2,5 (hai điểm rưỡi).

>>> Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM năm 2018

>>> Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế - Luật TPHCM năm 2018

* Phương thức 3: Xét tuyển Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level).

- Đối tượng: Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký xét tuyển.

- Thí sinh được ĐKXT tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nhà trường xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

* Phương thức 4: Xét tuyển kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ)

- Đối tượng: Thí sinh đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (Trường ĐH Kinh tế nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh có kết quả SAT trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày dự thi).

- Thí sinh được ĐKXT tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nhà trường xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

* Phương thức 5: Xét tuyển thẳng

1. Xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN

- Đối tượng: Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại Trường ĐH Kinh tế phải đỗ tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: (1) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế; (2) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN; (3) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm; (4) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia; (5) Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4 bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 28,0 điểm trong đó không có điểm bài thi/môn thi nào dưới 5,0 điểm;

- Các ngành xét tuyển thẳng và xét tuyển:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh tế quốc tế *

7310106

2

Quản trị kinh doanh *

7340101

3

Tài chính-Ngân hàng *

7340201

4

Kế toán *

7340301

 

2. Xét tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc rất ít người

- Đối tượng: Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Điều kiện: Thí sinh đạt học lực các năm học lớp 10, 11 và 12 loại giỏi.

- Các ngành xét tuyển:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh tế

7310101

2

Kinh tế phát triển

7310105

 

3. Xét tuyển diện ưu tiên xét tuyển

- Đối tượng: Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn và đã tốt nghiệp THPT, có kết quả thi đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN quy định.

- Các ngành xét tuyển:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh tế quốc tế *

7310106

2

Quản trị kinh doanh *

7340101

3

Tài chính-Ngân hàng *

7340201

4

Kế toán *

7340301

 

4. Xét tuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học:

- Đối tượng học sinh được tiếp nhận: Trường Đại học Kinh tế chỉ nhận các học sinh có kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 thuộc một trong các tổ hợp sau: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01); Toán, Vật lý, Hóa (A00); Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04); Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01).

- Các ngành xét tuyển:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh tế quốc tế *

7310106

2

Quản trị kinh doanh *

7340101

3

Tài chính-Ngân hàng *

7340201

4

Kế toán *

7340301

5

Kinh tế

7310101

6

Kinh tế phát triển

7310105

 

5. Ưu tiên theo khu vực, đối tượng: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học năm 2018 của ĐHQGHN.

Chỉ tiêu tuyển sinh

STT

Tên ngành

Mã ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển 1

Tổ hợp xét tuyển 2

Tổ hợp xét tuyển 3

Tổ hợp xét tuyển 4

Ghi chú

Theo kết quả thi THPT QG

Theo phương thức khác

I

Khối ngành III

               

1

Quản trị kinh doanh *

7340101

145

5

D01

(Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

D09

(Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)

D10

(Toán, Địa lý, Tiếng Anh

A01

(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

Điểm môn Tiếng Anh * 2

2

Tài chính - Ngân hàng *

7340201

115

5

D01

(Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

D09

(Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)

D10

(Toán, Địa lý, Tiếng Anh

A01

(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

Điểm môn Tiếng Anh * 2

3

Kế toán *

7340301

115

5

D01

(Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

D09

(Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)

D10

(Toán, Địa lý, Tiếng Anh

A01

(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

Điểm môn Tiếng Anh * 2

II

Khối ngành VII

               

1

Kinh tế

7310101

175

5

D01

(Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

A00

(Toán, Vật lý, Hóa học)

C04

(Ngữ văn, Toán, Địa lý)

A01

(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

 

2

Kinh tế phát triển

7310105

175

5

D01

(Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

A00

(Toán, Vật lý, Hóa học)

C04

(Ngữ văn, Toán, Địa lý)

A01

(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

 

3

Kinh tế quốc tế *

7310106

194

6

D01

(Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)

D09

(Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)

D10

(Toán, Địa lý, Tiếng Anh

A01

(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

Điểm môn Tiếng Anh * 2

 

Tổng

919

31

         
Lưu ý (*): Các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế tuyển sinh các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Bình luận