Theo thông tin tuyển sinh dự kiến năm học 2025-2026 của Học viện Hàng không Việt Nam, Học viện mở mới nhiều ngành/chuyên ngành phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (big data), Chuỗi khối (block chain), Thiết bị bay không người lái (UAV), Robotics...

Ngoài ra, chuyên ngành Quản lý khai thác bay thuộc ngành Quản lý hoạt động bay với chỉ tiêu tuyển sinh hạn chế được đào tạo song bằng với sự kết hợp giữa Học viện hàng không Việt Nam, Trường Phi công Bay Việt (Vietnam Airlines) và các trường bay đối tác (Cộng hòa Czech, Nam Phi, Mỹ…).
Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Kỹ sư Quản lý Hoạt động bay, chuyên ngành Quản lý khai thác bay và Bằng phi công thương mại của đối tác nước ngoài (CPL) với đầy đủ các chứng chỉ được Nhà chức trách hàng không Việt Nam và quốc tế công nhận.
Sinh viên cũng được đảm bảo việc làm và trở thành phi công của hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
Theo đề án tuyển sinh (dự kiến), năm 2025, Học viện tuyển sinh theo 5 phương thức với hơn 4.500 chỉ tiêu vào 13 ngành học, 38 chuyên ngành, trong đó 33 chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Việt, 05 chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh.
Các phương thức xét tuyển gồm: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi/IELTS; Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Dựa vào kết quả học tập cấp THPT; Dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM và ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2025; và Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng dự kiến chỉ tiêu, ngành và tổ hợp xét tuyển năm 2025:
