Nghe bài viết:
Bài thơ “Bạch Lộ” in trong tập “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư, tập thơ dành được giải thưởng của hội nhà văn Hà Nội, giống bài thơ “Buổi sáng” của Phan Ngọc Thường Đoan đến 80%. Khi sự việc bị phanh phui, Phan Huyền Thư ban đầu đã tìm mọi cách, trong đó đưa ra cả bằng chứng bản viết tay để khẳng định bài thơ của mình viết từ năm 1996, rồi cho rằng mình viết trước in sau.
Nhưng sự thật làm công chúng quá phẫn nộ, bởi bài thơ “Buổi sáng” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc ngay khi nó vừa ra đời với tên gọi “Catinat café sáng”, là quán café mà bài thơ đã ra đời. Đây là một bài hát khá nổi tiếng mà công chúng yêu nhạc, đến người yêu thơ đều biết tác giả của nó. Sự việc bị đẩy lên đến đỉnh điểm.
Hội nhà văn Hà Nội rút lại giải thưởng. Phan Huyền Thư chính thức xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan trên báo Tuổi Trẻ. Nhưng đằng sau tất cả vụ việc này, là cả một câu chuyện dài về nhân cách, đạo đức của người cầm bút, sự minh bạch của một giải thưởng mang tính nhân văn…
Phan Huyền Thư (trái) và Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Ảnh: VNE
Khi đọc bài viết của nhà báo Lê Hồng Lâm đăng trên trang zing.vn, bản thân tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Lê Hồng Lâm nói chưa bao giờ văn chương bị rẻ rúng như bây giờ chỉ bởi tác phẩm hay, tác phẩm đáng đọc thì không thấy đọc và bình phẩm, mà chỉ vì chuyện đạo thơ làm dậy sóng văn đàn. Theo chủ quan tôi thì lời nhận xét này có thể đúng mà chưa trúng. Bởi vì sao, chuyện người trong giới và người đọc phẫn nộ qua câu chuyện của Phan Huyền Thư là vì đó là điều cần phải nói ra, nếu muốn văn chương thực sự là văn chương chân chính.
Văn chương nếu không thể hiện giá trị nhân văn, cái phần đẹp nhất của con người, thì hẳn cũng phải là cái gì đó, là tiếng nói rất riêng của bản thân để có thể chia sẻ với người khác. Cũng vì vậy mà người đọc hâm mộ, yêu quý, thậm chí rất tôn trọng những người viết ra các tác phẩm được công chúng yêu thích. Nhưng, với cách mà Phan Huyền Thư đã làm, không chỉ một lần, rõ ràng chị đã làm cho cả những nhà văn, nhà thơ thực sự cũng cảm thấy xấu hổ khi nói về văn chương. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ - tác giả tiểu thuyết Quyên nói:
Nhà văn Trần Thanh Cảnh cho rằng việc làm đó không xứng đáng:
Nhà văn Ngô Phan Lưu cũng đồng tình:
Là một người có tiếng nói rất thẳng thắn trong câu chuyện “cầm nhầm” thơ của Phan Huyền Thư – một cách nói giảm nhẹ đi, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng với một tác phẩm đã được phổ nhạc và có phần nổi tiếng mà lại đi copy đến 80% thì thật ngớ ngẩn:
Có thể khi đặt lại vấn đề này, nhiều người sẽ bảo chúng ta đang quá khắt khe với Phan Huyền Thư khi chị ấy đã lên tiếng xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cũng đã trả lại giải thưởng. Rằng phải cho chị ấy một đường lui vì cũng chỉ là…một bài thơ mà thôi. Nhưng, khi đặt câu chuyện này vào chuyện đạo đức của một người cầm bút thì thật khó chấp nhận, nhất là cách mà sau hai lần xin lỗi, Phan Huyền Thư vẫn không thừa nhận cái sai của mình, mà chỉ nói rằng “Bạch lộ ra đời sau bài Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan”.
"Hai chị em sinh đôi" Bạch Lộ và Buổi sáng - Ảnh: ND
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nói: cho dù chị Thư có dùng “uyển ngữ” là “ra đời sau” thì bạn đọc dù có “thông minh ít ỏi” vẫn hiểu đó là đạo.
Bày tỏ chính kiến của mình qua báo chí, nhà văn Nguyễn Sĩ Đại nói: Phan Huyền Thư đã có những hành động thể hiện sự tự trọng, dũng cảm nhất định như công khai xin lỗi, trả lại bằng chứng nhận và giải thưởng. Nhưng tôi không thể đồng tình với sự quanh co qua lần xin lỗi mới này. Thư nên nói một cách đơn giản: Tôi đã lấy thơ chị ấy, tôi đã sai lầm, một sai lầm không thể tha thứ, không thể lặp lại.
Và là người trong cuộc, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan có lẽ không sai khi nói: “Phan Huyền Thư vẫn cố né từ “đạo thơ” mà chỉ thừa nhận “Bạch lộ” viết sau bài thơ “Buổi sáng”của tôi. Sau này, có thể Thư sẽ nói “Lúc đó tôi thừa nhận "Bạch lộ" là bài thơ ra đời sau bài thơ "Buổi sáng" chứ đâu có nói tôi đạo thơ chị”. Thậm chí phát hiện ra bài thứ ba nào đó trong nước hoặc thơ dịch na ná hai bài kia, rồi nói tư tưởng ba chúng ta gặp nhau...”.
Vâng, cũng chính vì cái sự “lắt léo” trong cách dùng câu từ của Phan Huyền Thư mà làm cho mọi người phải “khắt khe” hơn với chị, hẳn cũng là công bằng thôi.
Khi câu chuyện “đạo” chưa kịp lắng xuống, thì bài “Sẹo độc lập” bài thơ được lấy làm chủ đề cho cả tập thơ lại làm dư luận dậy sóng. Nhiều người một lần nữa lại đặt câu hỏi: Một tập thơ đoạt giải thưởng mà có đến 2 bài bị tố là “đạo thơ” (Bài có lẽ chết vẫn tốt hơn nghi đạo thơ Du Tử Lê), còn bài chủ đề thì không biết có phải là thơ hay không. Trong khi, bài thơ và cả tập thơ được hội đồng chấm giải đưa lên tận mây xanh bằng những từ ngữ còn hơn cả hoa mỹ. Nhà văn Ngô Phan Lưu nói:
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ bày tỏ:
Thơ không hay, lại còn nhiều bài không chắc là của tác giả, thiếu tính nhân văn nhưng vẫn dành được giải thưởng. Vậy, vai trò của hội đồng chấm giải ở đâu? Họ có đọc hết không? Đa số các nhà văn nhà thơ khi được hỏi đều cho rằng hội đồng chấm giải không thể đọc hết. Và còn quá nhiều bất cập cũng như không minh bạch trong việc chấm giải. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói:
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nói đừng xem văn chương hay giải thưởng văn học là một cuộc chơi nữa mà cần phải nghiêm túc:
Loanh quanh một hồi Thư đã chấp nhận xin lỗi. Giải thích lòng vòng cho cái sự trao giải của mình là không sai thì cuối cùng hội nhà văn Hà Nội cũng phải rút lại giải thưởng.
Chuyện, về cơ bản có thể xem như tạm ổn. Nhưng dư âm, hay cái vết nhơ của văn chương thì khó mà ngày một, ngày hai có thể phai mờ trong lòng công chúng.
Với hội nhà văn Hà Nội nói riêng, và các hội nói chung, trong công tác chấm giải, xét giải, trao giải…có lẽ cũng nên xem đây là một bài học sâu sắc cần rút kinh nghiệm.
Còn với người cầm bút, như câu nói của nhà văn Trang Thế Hy mà rất nhiều người tâm đắc - nên “đi chỗ khác chơi” khi cảm thấy cuộc chơi đó không còn dành cho mình nữa.