Đăng nhập

Những điều kỳ diệu và suy ngẫm

(VOH) - 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Quân và dân ta đã làm nên biết bao điều kỳ diệu và một trong đó là thành quả của nền giáo dục kháng chiến ở Nam Bộ.

Giáo sư Võ Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM. Năm nay, ngoài 90 tuổi, ông từng là một thầy giáo đầu tiên của phong trào Bình dân học vụ trước năm 1945.

Nhớ lại những kỷ niệm về những thành quả của ngành giáo dục Nam bộ trong 9 năm đó ông có tham luận: “Huyền thoại giữa đời thường”.

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Sở Giáo dục Nam Bộ, VOH online giới thiệu đến bạn đọc bài viết của ông tại tọa đàm "Chín năm xây dựng nền Giáo dục kháng chiến ở Nam bộ thành quả và kinh nghiệm".

tọa đàm Chín năm xây dựng nền Giáo dục kháng chiến ở Nam bộ thành quả và kinh nghiệmXem toàn màn hình

Nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ Võ Anh Tuấn đứng bìa phải áo trắng,chống gậy

Thành quả trong công tác Bình dân học vụ và xóa mù chữ

Hưởng ứng lời kêu gọi “chống giặc dốt” của Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân dân Nam Bộ, từ nông thôn tự do đến thành thị bị tạm chiếm, từ trẻ đến già, đều coi việc đi học Bình dân học vụ là một hành động yêu nước; biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ là niềm tự hào của người dân một nước độc lập. Nơi nào cũng có các lớp Bình dân học vụ, tổ chức trong các trường học, đình chùa, nhà dân, dưới bóng cây cổ thụ..

Giặc đóng đồn bót, không dạy công khai được thì dạy bí mật. Dạy theo “Chương trình i-tờ của nhà bác học Hoàng Xuân Hãn (i-t có móc cả hai, i cụt có chấm, t dài có ngang), chỉ học trong vòng 2-3 tháng là biết đọc biết viết.

Bản thân tôi bắt đẩu tham gia dạy Bình dân học vụ từ khi thành lập Thanh niên Tiền phong đến Cách mạng tháng Tám 1945 và suốt mấy tháng sau dó tại xã Tân Tạo (nay là phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Thành phố Hổ Chí Minh); lúc đầu dạy công khai trong chợ Bà Hom; sau khi giặc đóng đồn bót tại chợ thì dạy bí mật tại một nhà “võ” (miếu nhỏ) cách đó không xa.

Phong trào Bình dân học vụ nhanh chóng đạt kết quả đáng khích lệ. Lần lượt xã nầy đến xã khác hoàn thành xóa mù chữ. Đẩu năm 1948, xã Quới Xuân, huyện Gò Vấp của tỉnh Gia Định (cũ), tổ chức mừng công hoàn thành xóa mù chữ, mặc dù đồn bót địch đóng khắp nơi trong xã.

Quới Xuân là xã đầu tiên (có lẽ là xã duy nhất) vô cùng vinh dự được Hồ chủ tịch gửi điện khen ngày 21/6/1948. Xã Quới Xuân chỉ cách trung tâm Sài Gòn mấy cây sổ, hằng ngày phải đối phó với sự càn quét khốc liệt của quân thù, mà lại là ngọn cờ đầu của phong trào chống giặc dốt. Quả thật là một kỳ diệu.

Người có công lớn trong việc chỉ đạo phong trào Bình dân học vụ ở Nam Bộ là thầy Nguyễn Văn Đài, mà người đương thời và thầy trò chúng tôi hổi ấy gọi một cách thương kính bằng Bác Ba Hậu Lạc, nhằm tôn vinh phẩm chất và lối sống của Bác theo phương châm “Vui sau cái vui của thiên hạ”. Bác Ba Hậu Lạc là một lão thành cách mạng, hoạt động yêu nước từ thời Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Ngay khi Ban Bình dân học vụ của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập tháng 10/1945, Bác Ba được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban cho đến khi thành lập Sở Giáo dục Nam Bộ, thì Bác Ba Hậu Lạc trở thành Trưởng phòng Bình dân học vụ của Sở.

Lần lượt, toàn tỉnh Gia Định, các huyện Tam Bình (Vĩnh Long), Cầu Ngang (Trà Vinh), Long Mỹ (Cẩn Thơ) và 256 xã hoàn thành xóa mù chữ. Đến cuối năm 1952, Nam Bộ đã xóa mù chữ cho hơn 3 triệu đồng bào, tức là về cơ bản hoàn thành xóa mù chữ cho toàn thể nhân dân những vùng do chính quyền cách mạng quản lý. Đó quả thật là những điểu kỳ diệu nối tiếp kỳ diệu.

Bác Hồ thăm một lớp Bình dân học vụ trong kháng chiến

Bác Hồ thăm một lớp Bình dân học vụ trong kháng chiến

Thành lập các trường trung học nội trú: nhiệm vụ cực kỳ khó khăn

Chẳng bao lâu sau khi thành lập, Sở Giáo dục và Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện một chủ trương nhìn xa trông rộng của Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ về việc nâng cao trình độ học vấn để biến con em nông dân thành trí thức cách mạng, phục vụ kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, có tính đến kiến thiết sau này. Cụ thể là tổ chức các trường trung học nội trú trong chiến khu.

Được giao nhiệm vụ đó là một vinh dự rất lớn, nhưng thực hiện tốt nhiệm vụ đó là điều cực kỳ khó khăn, vì tìm đâu ra mấy chục thầy dạy bậc trung học, tìm đâu ra chương trình và tài liệu giáo khoa của Việt Nam, tìm đâu ra cơ sở vật chất kỹ thuật, tức là trường lớp học giữa rừng U Minh sông nước, trong khi sở Giáo dục Nam Bộ chi có hai bàn tay trắng theo nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nhưng cái khó không bó cái khôn. Với tinh thần trách nhiệm cao, với tâm huyết và tính năng động sáng tạo của các nhà giáo yêu nước, tập thể Sở Giáo dục và Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ kiên trì và từng bước giải quyết các khó khăn tưởng chừng không  thể vượt qua nổi:

1.Về việc tìm Thầy dạy bậc trung học:

Sở và Viện quyết định mở lớp “Sư phạm Văn hóa đặc biệt khóa Phan Châu Trinh” do giáo sư thạc sĩ Hoàng Xuân Nhị làm Hiệu trưởng để đào tạo giảng viên trung học. Tiêu chuẩn học viên là cán bộ kháng chiến có trình độ từ thành chung (diplome) đến tú tài thời Pháp thuộc. Tiêu chuẩn cao, nhưng đã chiêu sinh được gần một trăm người.

Sau 6 tháng học sẽ có trình độ tương đương Cao đẳng sư phạm, chẳng những đủ để dạy các trường trung học kháng chiến và trung học bình dân trực thuộc Sở Giáo dục, mà còn có thể cung cấp giảng viên cho các trường trung học cùa Xứ Đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, tỉnh Bạc Liêu...

2. Dạy theo chương trình và sách giáo khoa nào, dạy bằng tiếng gì?

Câu hỏi được đặt ra là vì hồi ấy các giáo sư đi kháng chiến đã quen dạy bằng tiếng Tây (Pháp), theo chương trình và sách giáo khoa của Tây. Chúng tôi, những giảng viên trẻ cũng học bằng tiếng Tây, theo chương trình của Tây. Do đó, việc dạy bằng tiếng Việt, theo chương trình của Việt Nam không phải là chuyện đơn giản.

Xin trích một đoạn trong Hồi ký “Một mùa thu nhớ mãi” của Giáo sư Lê Văn Chí, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ, để thấy sự lúng túng và quyết tâm vượt khó, óc sáng tạo của tập thể các Thẩy Cô hồi ấy:

“Về sách giáo khoa và chương trình, chúng tôi là những người học sách của Tây, học theo chương trình của Tây, rồi dạy theo sách của Tây, dạy theo chương trình của Tây, thế thì bây giờ phải làm sao? Chúng tôi bàn cãi mãi... Cuối cùng ai nấy cũng đồng ý phải có nội dung kháng chiến. Nhưng nội dung kháng chiến là như thế nào? Câu hỏi được đặt ra và không ai trả lời được một cách rành rẽ, thấu đáo, bởi vì thật ra, mãi đến khi ấy chúng tôi có được học tập, hướng dẫn gì đâu.

Chúng tôi phải cứ tự mày mò... và quyết định: về những môn khoa học tự nhiên thì cứ lấy sách vở, chương trình của Tây, còn những môn khoa học xã hội thì dạy sao cho có nội dung yêu nước và căm thù thằng Tây là được rồi. Chúng tôi lấy đó làm tiêu chuẩn, mẫu mực cho việc soạn và giảng bài. Thế là bắt đầu hàng đêm bên cạnh ngọn đèn dầu leo lét, chúng tôi cặm cụi làm việc.

Những bài giảng, những trang sách ra đời. Đến lúc ấy tôi đã trải qua hai mươi năm làm nghề thầy giáo. Tôi đã soạn biết bao nhiêu bài học... Nhưng phải thú thật rằng chưa bao giờ tôi thấy hối hả, nôn nao và say sưa với công việc của mình như những ngày tháng ấy. Sau một thời gian ngắn đã soạn xong Chương trình giáo dục bậc trung học bằng tiếng Việt đối với tất cả các môn khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên với nội dung yêu nước, tức xóa bỏ những tàn dư của giáo dục thực dân, ngắn gọn để phục vụ kháng chiến thiết thực, nhưng có chú ý đến sự phát triển toàn diện của học sinh, bằng cách dạy những môn như thời sự chính sách, âm nhạc, hội họa, ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Hoa), thể dục, thể thao.

Ngày nay dạy và học bằng tiếng Việt là đương nhiên. Tuy nhiên, cách đây 60, 70 năm trong khi giáo dục trong các đô thị bị tạm chiếm cơ bản còn lệ thuộc nước ngoài thì trong vùng tự do của chiến khu rừng U Minh, Sở Giáo dục Nam bộ đã làm được những điều kể trên. Thật là kỳ diệu !

3.Công tác hậu cần tại các trường nội trú:

“Hậu cần” những công việc xa lạ đối với giới trẻ. Tuy nhiên, đã giải quyết rất tốt theo 3 nguyên tắc “tự lực, tự túc và tự quản” nhờ tinh thần tự giác của học sinh với lối sống “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) giữa Thẩy và Trò.

Trước khi khai giảng Thầy và Trò vào rừng đốn cây tràm, xé lá dừa để tự lực cất hội trường, nhà ở cho học sinh trên nền đất và vườn cây ăn trái của đồng bào cho mượn dài hạn. Lúa do Nhà nước cấp, nhưng phải đi chở từ xa về, tự xay, giã thành gạo trắng. Thực phẩm thì tự túc hoàn toàn bằng cách trồng rau, dưa, bầu, bí các loại quanh trường, vào rừng đánh bắt cá để ăn hằng ngày và làm mắm dự trữ cho suốt năm học. Học sinh tự quản về mọi mặt.

Hồi đó chưa biết khái niệm “làm chủ tập thể’ nhưng những hành động “tự quản” trong lao động sản xuất, sinh hoạt, học tập, quản lý nhà trường, rèn luyện bản thân... thể hiện tinh thần “làm chủ tập thể’ tuyệt vời của học sinh.

Các lớp Bình dân học vụ trong kháng chiến  

Các lớp Bình dân học vụ trong kháng chiến

Nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ kháng chiến

Tính chung, các trường trung học kháng chiến và trung học bình dân trực thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ, các trường trung học của Xứ Đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, tỉnh Bạc liêu, đã nâng cao trình độ học vấn đến bậc trung học cơ sở cho hơn một vạn cán bộ kháng chiến. Nếu tính cả học sinh của khoảng 70 trường tiểu học nội trú các tỉnh, thì con số đó lên đến gẩn một chục vạn.

Sau khi ra trường, họ trở thành cán bộ nòng cốt của các cơ quan quân, dân, chính, Đảng cấp tỉnh và cấp Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Không ít người đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Đông đảo được tiếp tục học thêm dưới mái trường xã hội chù nghĩa, trở thành các nhà khoa học và cán bộ quản lý tốt, sĩ quan cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Sau ngày hòa bình lập lại, trở thành chuyên viên cao cấp, hoặc cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại nhiều tỉnh, thành Nam Bộ và cả ở Trung ương.

Riêng tại TPHCM, trong chống Mỹ cứu nước Giáo sư Nguyễn Văn Chí được cử giữ chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Sài Gòn- Gia Định. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam, giáo sư được bầu giữ chức Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hổ Chí Minh (1975 - 1983).

Đồng chí Nguyễn Vĩnh Nghiệp cựu học  sinh trường Trung học bình dân Nguyễn Công Mỹ được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hổ Chí Minh (1989 - 1992). Nhiều cựu học sinh các trường trung học của Sở Giáo dục Nam Bộ trở thành cán bộ lãnh dạo của TP HCM như Phó chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc sở ban ngành, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy…

Tóm lại Sở giáo dục Nam bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử mà Đảng bộ và chính quyền Nam Bộ giao phó. Nhiêu bậc lão thành cách mạng đánh giá thành tích của Giáo dục Nam Bộ kháng chiến là huyền thoại giữa đời thường, đáng được khen thưởng.

Một lớp học trong kháng chiến

Một lớp học trong kháng chiến

Đôi điều suy ngẫm - “Học để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.

Một câu hỏi được đặt ra, nhờ đâu mà mà ngành Giáo dục Nam Bộ đạt được thành quả như vậy? Nhiều thầy cô và trò cũ đã có câu trả lời xác đáng qua những bài viết và nghiên cứu sâu sắc.

Mỗi người có cách thể hiện khách nhau, theo góc độ riêng của mình. Tuy nhiên tất các đều thống nhất với nhau rằng đó là nhờ làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mới, tức là xác định đúng đắn mục tiêu học tập “học để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”, Bác Hồ đã dạy như vậy khi Người viết vào trang đẩu cuốn Sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Quốc gia Hổ Chí Minh) tháng 9/1949.

Thiệt thòi lớn nhất của ngành Giáo dục Nam Bộ là ở xa Bộ Giáo dục, xa Trung ương, không được nghe những lời giáo huấn quý báu của Bác Hổ. Tuy nhiên bằng tâm huyết và bằng hành động thực tiễn, thầy và trò đã suy nghĩ và làm đúng theo lời dạy đó của Bác Hồ.

Đã xác định rõ mục tiêu học tập là để “Phục vụ kháng chiến” theo phương châm: “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với sản xuất, chiến đấu và dân vận". Nhờ vậy, đã có nhiểu gương dạy tốt, học tốt, đã xây dựng được quan hệ thấy trò vừa tình thương, vừa kỷ cương hòa huyện vào nhau, tình bạn học cùng trường gắn bó keo sơn, được bà con cô bác địa phương coi như người thân trong nhà.

Điểu đó trở thành truyền thống tốt đẹp cho đến tận bây giờ khi các thầy và trò đều vượt xa tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn duy trì sinh hoạt của các Ban liên lạc truyển thống từng trường hoặc toàn Sở Giáo dục Nam Bộ, vẫn tiếp tục hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây trường, cấp học bổng trị giá nhiều tỷ đồng cho con cháu các má, các chị đã cưu mang, đùm bọc thầy trò chúng tôi trước kia.

Những gì Giáo dục kháng chiến Nam Bộ làm được còn xa mới hoàn hảo. Tuy nhiên, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đánh giá: “ Đặt những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục mới" và chỉ đạo: “Những kinh nghiệm  dạy tốt và học tốt cần được tổng kết để ghi nhớ, phát huy và vận dụng trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay”.

Thiết nghĩ, những kinh nghiệm thành công của Giáo dục Nam Bộ năm xưa có thể  được vận dụng trong việc thực hiện Nghị quyết gần đây của Trung ương 8 (khoá XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hoá.

Bình luận