Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bướu cổ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

(VOH) - Bướu cổ nếu nhận biết sớm và điều trị đúng phác đồ thì người bệnh có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

1. Hiểu đúng về bướu cổ

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là tình trạng mà tuyến giáp phì đại bất thường. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone, kiểm soát sự trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và trọng lượng cơ thể.

Khi bị bệnh bướu cổ, mặc dù bạn không thấy đau nhưng bướu có thể to dần, gây ho, viêm họng và các vấn đề về hô hấp.

buou-co-dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-voh-1

Bướu cổ nhỏ thường là bướu lành tính (Nguồn: Internet)

2. Vì sao bị bướu cổ?

Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt i-ốt trong cơ thể. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ốt thì nó sẽ giảm sản sinh hormone, để bù đắp cho việc sản xuất hormone, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra và tạo thành bướu cổ.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bướu cổ còn do:

  • Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
  • Do sử dụng một số loại thuốc kéo dài như muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa i-ốt như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp…
  • Do thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì,…

Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.

3. Dấu hiệu nhận biết bị bướu cổ

Bướu cổ hầu như không gây ra những triệu chứng cụ thể nào vì nó quá nhỏ để người bệnh có thể cảm nhận được, chỉ có thể phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc các xét nghiệm khác như chụp CT, siêu âm,…

Khi bướu lớn, bạn có thể nhận biết được qua hiện tượng cổ bị cứng và bành ra. Trong nhiều trường hợp, khi bướu mới phát sinh hoặc còn nhỏ thì hầu như không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết sự có mặt của nó qua các biểu hiện:

  • Cảm thấy đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị vướng.
  • Khó nuốt.
  • Khó thở.
  • Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các biểu hiện của thừa hoóc-môn…
  • Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh…

Nếu có những biểu hiện này thì bạn nên đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Phần lớn bướu cổ lành tính nhưng cũng không ngoại trừ nó là ung thư. Để có thể xác định là ung thư hay không thì cách duy nhất là sinh thiết để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và nguy cơ bướu cổ ác tính là ung thư cao khi có các dấu hiệu:

  • Có một bướu cứng, khác hoàn toàn với những u bướu trước đó.
  • Bướu phát triển theo từng tuần, từng tháng.
  • Nó không di chuyển khi bạn sờ vào nó.
  • Bướu phình to trong cổ.
  • Giọng khàn khàn.

4. Cách điều trị bệnh bướu cổ

Có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị 1 trong 3 phương pháp sau:

4.1 Phóng xạ i-ốt

Bệnh nhân sẽ uống i-ốt phóng xạ và i-ốt theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào.

Phương pháp này có hiệu quả cho khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng.

4.2 Uống thuốc

Nếu bạn bị suy giáp, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên, nên giúp bướu nhỏ lại.

Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ cho bạn uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh…

4.3 Phẫu thuật

buou-co-dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-voh-2

Bướu cổ có kích thước lớn cần phải phẫu thuật (Nguồn: Internet)

Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng suy giáp và khi đó, bạn có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp để điều trị tình trạng này.

5. Bướu cổ nên ăn gì?

Khi bị bướu cổ, bạn cần tăng cường hấp thụ các thực phẩm chứa nhiều i-ốt và các dưỡng chất cần thiết nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bướu cổ nên ăn:

5.1 Thực phẩm giàu i-ốt

Khi bị bướu cổ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu i-ốt như hải sản (tôm, cua, sò, ngao,…), cá biển (cá thu, cá ngừ, cá hồi, các tích,…),rong biển, nước mắm,…

5.2 Củ quả có màu vàng và rau xanh sẫm

Các loại củ quả có màu vàng như cam quýt, cà rốt, khoai lang rất giàu vitamin A, giúp cải thiện được tình trạng bệnh bướu cổ mà không để lại tác dụng phụ.

Các loại rau sẫm màu như rau diếp, cải xoong chứa nhiều vitamin và hoạt chất senevol, được bác sĩ khuyên dùng thường xuyên trong điều trị bướu cổ. Tốt nhất nên sử dụng trái cây tươi và rau củ đã luộc sơ.

5.3 Sữa chua và pho mát

Sữa chua và pho mát cũng như các sản phẩm khác từ sữa bò chứa hàm lượng i-ốt cao, canxi, vitamin B và protein có ích cho người bướu cổ.

5.4 Các loại đậu

Nhiều loại đậu như đậu tây, đậu xanh, đậu hà lan,…là nguồn cung cấp i-ốt dồi dào. Ngoài ra, đậu còn chứa hàm lượng chất xơ tốt cho cơ thể.

6. Bướu cổ không nên ăn gì?

Nếu bị bướu cổ, bạn nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều tinh bột, đường trắng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại rau có màu trắng, điển hình là bắp cải trắng.

Bình luận