Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Đầy bụng khó tiêu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục

(VOH) – Đầy bụng, khó tiêu khiến chúng ta thường không thoải mái. Tình trạng này có liên quan đến hệ tiêu hóa và vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển tình trạng này.

Đầy bụng (hay còn gọi là đầy hơi chứng bụng) kèm theo khó tiêu là tình trạng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy bị đầy bụng, trong một số trường hợp bụng bạn có thể bị căng lên.

Tình trạng đầy bụng khó tiêu thường do nuốt phải không khí hoặc hơi đến từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa. Trong 50% các trường hợp đầy hơi khó tiêu là do giảm khả năng co bóp đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột ở cả hai giai đoạn tiêu hóa lỏng và đặc. Ngoài ra, các yếu tố về tâm lý (stress) cũng đóng vai trò trong việc hình thành tình trạng này.

Nguyên nhân và triệu chứng gây đầy bụng khó tiêu?

Triệu chứng thường gặp

Hầu hết các trường hợp bị đầy hơi chướng bụng, khó tiêu thường gặp phải các triệu chứng như:

  • Có cảm giác ậm ạch, khó chịu, đầy tức vùng thượng vị sau khi ăn .
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc có thể nôn vào buổi sáng.
  • Bị xì hơi
  • Ợ nóng thường xuyên hoặc ợ hơi, ợ chua

day-bung-kho-tieu-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-voh

Người bị đầy bụng khó tiêu thường có cảm giác bụng căng no và bị sôi bụng (Nguồn: Internet)

  • Sôi bụng
  • Thở phì phò đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo.

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu có rất nhiều, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Mất cân đối thức ăn

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu là do ăn quá nhiều các thực phẩm khó tiêu khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp. Một số thực phẩm khi ăn nhiều dễ gây tình trạng đầy hơi chướng bụng là: thức ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ, các món ăn rán nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc đồ uống có gas

  • Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không đúng cách có thể gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay cũng có thể làm cho tình trạng đầy hơi, khó tiêu thường xuyên “ghé thăm”. Ngoài ra, thói quen vừa ăn vừa xem phim dẫn đến nuốt nhiều không khí cũng gây ra tình trạng đầy hơi, đặc biệt là ở trẻ em.

  • Rối loạn tiêu hóa

day-bung-kho-tieu-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-1-voh

Một số rối loạn tiêu có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu (Nguồn: Internet)

Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori - một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Một số người do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng có thể gây đầy  hơi, chướng bụng, khó tiêu.

  • Bệnh về đường tiêu hóa

Tình trạng đầy bụng khó tiêu cũng có thể xuất hiện ở những người mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày... vì nó làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp thức ăn.

Bên cạnh đó, việc dùng một số loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là khó tiêu, đầy bụng...

Cần làm gì khi bị đầy hơi, khó tiêu?

Thông thường để khắc phục chứng đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, bệnh nhân cần phải tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Những thay đổi có thể là:

  • Xác định các loại thực phẩm gây đầy hơi để loại bỏ chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế chất béo: Chất béo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm cho dạ dày của cảm thấy no nhanh hơn. Vì thế cần hạn chế ăn chất béo khi bị đầy bụng.
  • Tạm thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ thường tốt cho cơ thể. Nhưng nếu ăn thực phẩm giàu chất xơ bạn bị đầy bụng thì bạn phải tạm thời hạn chế ăn chất xơ để giảm triệu chứng.

Khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không làm giảm tình trạng đầy hơi, bạn có thể đi khám bác sĩ và bắt đầu điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc giúp điều hòa vận động dạ dày để làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, tăng trương lực cơ thắt thực quản và phối hợp các thuốc hấp thụ hơi trong ruột (than hoạt, dimethicone...).

Trong trường hợp đầy hơi chứng bụng có liên quan đến các bệnh lý ở đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo từng chứng bệnh cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đầy hơi khó tiêu

Để không phải gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn, bạn cần phải thay đổi những thói quen sinh hoạt của mình. Cụ thể:

  • Hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Ăn chậm nhai kỹ
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên và béo
  • Vận động và tập luyện thể dục thường xuyên
  • Ngưng hút thuốc lá
  • Tránh nhai kẹo cao su, uống bằng ống hút hoặc ngậm kẹo cứng (vì chúng sẽ làm bạn nuốt phải nhiều không khí hơn)

Điều quan trọng cuối cùng là không nên chủ quan với tình trạng đầy bụng khó tiêu, nếu tình trạng kéo dài thường xuyên bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  1. Trang suckhoedoisong.vn
  2. Trang hellobacsi.com
Sau khi ăn no, nhiều người Việt thường phạm phải 5 thói quen xấu này : Đi ngủ, ăn trái cây, uống trà… là những thói quen của nhiều người thường làm sau khi ăn xong. Tuy nhiên, những thói quen này lại mang đến nhiều hệ lụy sức khỏe lâu dài.

5 thói quen ăn uống của người Việt dễ gây ung thư dạ dày : Những thói quen ăn uống hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành tác nhân khiến bạn bị ung thư dạ dày cao hơn bình thường.