Tiêu điểm: Nhân Humanity

Hội chứng quá kích buồng trứng là gì? Có nguy hiểm không?

(VOH) – Quá kích buồng trứng là một trong những biến chứng trong hỗ trợ sinh sản. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ 0.5% – 10% nhưng nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời.

1. Hội chứng quá kích buồng trứng là gì?

Hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome) là một những biến chứng xảy ra khi phụ nữ tiêm thuốc hormone để kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng. Điều này có thể xảy ra ở những phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), kích thích rụng trứng hoặc bơm tinh trùng vào tử cung.

Ở người bình thường, mỗi chu kỳ chỉ có một nang trứng phát triển và nang trứng này sẽ rụng khi đạt kích thước từ 20mm đến < 30mm. Tuy nhiên, ở những phụ nữ sử dụng thuốc kích trứng sẽ có hiện tượng nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc và tất cả đều có kích thước nhỏ hơn 20mm. Lúc đó, hiện tượng quá kích buồng trứng sẽ xảy ra.

hoi-chung-qua-kich-buong-trung-la-gi-co-nguy-hiem-khong-voh

Quá kích buồng trứng là hiện tượng nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc (Nguồn: Internet)

Ít khi hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra ở người điều trị vô sinh bằng thuốc, như Clomiphene (Clomid, Serophene). Nhưng cũng có những trường hợp, hội chứng xảy ra một cách tự nhiên, không liên quan đến các phương pháp điều trị vô sinh.

2. Những biểu hiện quá kích buồng trứng

Hội chứng quá kích được phân thành 4 mức độ dựa theo biểu hiện lâm sàng và siêu âm. Cụ thể:

Bảng phân loại mức độ nghiêm trọng của Hội chứng Quá kích buồng trứng

Mức độ

Biểu hiện

Nhẹ

Bụng trướng

Đau bụng nhẹ

Kích thước buồng trứng khi siêu âm < 8cm

Trung bình

Đau bụng mức độ trung bình

Buồn nôn hoặc nôn

Siêu âm phát hiện có cổ trướng

Kích thước buồng trứng khi siêu âm là trong khoảng 8 – 12cm

Nặng

Cổ trướng biểu hiện trên lâm sàng, có thể có tràn dịch màng phổi

Thiểu niệu

Protein máu giảm

Kích thước buồng trứng > 12cm

Hematocrit > 45%

Nghiêm trọng

Cổ trướng hoặc tràn dịch màng phổi nhiều

Thiểu niệu hoặc vô niệu

Tắc mạch

Xuất hiện hội chứng suy hô hấp

Bạch cầu > 25.000 tế bào/ml

Hematocrit > 55%

Như vậy có thể thấy, bụng căng tức và khó chịu là các triệu chứng phổ biến nhất khi bắt đầu bị hội chứng quá kích buồng trứng. Dấu hiệu này cho thấy buồng trứng đang tăng kích thước và tích lũy dịch trong khoang bụng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có kèm thêm đau bụng dữ dội thì nhiều khả năng xuất hiện thêm các biến chứng khác đi kèm như xoắn buồng trứng hoặc thai ngoài tử cung.

3. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng quá kích buồng trứng?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính các gây ra hội chứng quá kích buồng trứng.

Tuy nhiên, nhiều khả năng có thể là do việc bổ sung một lượng hCG vào cơ thể (hormone thường được sản xuất khi mang thai) khiến cho các mạch máu của buồng trứng phản ứng bất thường với hCG và bắt đầu gây rò rỉ chất lỏng. Chất lỏng này làm buồng trứng phình to ra và di chuyển lượng dịch lớn vào vùng bụng.

Hội chứng quá kích buồng trứng thường xảy ra trong vòng 1 tuần sau khi cơ thể người phụ nữ được tiêm hCG. Nếu bạn có thai trong chu kỳ điều trị thì hội chứng này có thể nghiêm trọng hơn do cơ thể bạn cũng đã tự sản xuất hCG để đáp ứng với việc mang thai.

3.1 Những ai có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng quá kích buồng trứng như:

  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử bị hội chứng quá kích buồng trứng
  • Nồng độ estrogen (estradiol) cao hoặc tăng đột biến trước khi tiêm liều kích tố hCG.
  • Số lượng nang nhiều hoặc tăng số lượng trứng
  • Người trẻ tuổi
  • Người nhẹ cân (Chỉ số BMI < 18)

4. Chẩn đoán và cách điều trị quá kích buồng trứng

Các bác sĩ cho biết, phần lớn các triệu chứng của hội chứng quá kích buồng trứng sẽ giảm dần sau 10 – 14 ngày, trong điều kiện được điều trị triệu chứng và có biện pháp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu hội chứng quá kích buồng trứng nặng có thể sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

hoi-chung-qua-kich-buong-trung-la-gi-co-nguy-hiem-khong-1-voh

Người bị quá kích buồng trứng cần làm một số xét nghiệm để xác định mức độ bệnh trước khi điều trị (Nguồn: Internet)

Vì thế, khi có nghi ngờ bị quá kích buồng trứng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để theo dõi các triệu chứng một cách cẩn thận. Một số xét nghiệm có thể sẽ thực hiện bao gồm:

Sau khi có các kết quả xét nghiệm, tùy vào mức độ nặng nhẹ của hội chứng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

4.1 Hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ

Hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ thường có thể tự hết nên việc điều trị có thể thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

  • Chú ý nghỉ ngơi, hạn chế vận động
  • Theo dõi lượng nước uống vào và nước tiểu ra hàng ngày
  • Theo dõi cân nặng và vòng bụng hàng ngày
  • Kiêng giao hợp
  • Uống thuốc theo toa kê bác sĩ
  • Tái khám khi có những dấu hiệu chuyển biến nặng.

4.2 Hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nặng

Khi hiện tượng quá kích buồng trứng ở mức độ nặng, bệnh nhân cần phải nhập viện để được theo dõi và điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Làm thế nào để phòng ngừa quá kích buồng trứng?

Để dự phòng quá kích buồng trứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, chị em phụ nữ khi điều trị vô sinh hiếm muộn cần phải hiểu rõ các yếu tố nguy cơ để giúp dự phòng và giảm tỷ lệ quá kích buồng trứng.

Lựa chọn cơ sở hỗ trợ sinh sản có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm để có thể phát hiện các nguy cơ xảy ra quá kích buồng trứng và xử trí kịp thời, an toàn.

Bên cạnh đó, lựa chọn các trung tâm có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị vô sinh, hiếm muộn sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ quá kích buồng trứng cũng như các biến chứng khác cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Bình luận