Theo Bác sĩ Lê Trung Tuấn, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Sài Gòn cho biết, sốc phản vệ là một trong những bệnh cảnh lâm sàng của phản vệ. Triệu chứng của phản vệ có thể được nhận biết như sau:
Trường hợp thứ nhất: Người bệnh sẽ có các triệu chứng xuất hiện trên da trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc. Ngoài ra, phản vệ sẽ đi kèm ít nhất một trong hai nhóm triệu chứng: triệu chứng liên quan đến hô hấp (khó thở hoặc thở rít) và triệu chứng liên quan tụt huyết áp hoặc các hậu quả của nó. Khi không thể đo huyết áp ở bệnh nhân bị rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ, cần có biện pháp khác để đo huyết áp.
Trường hợp thứ hai: Sau khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ là dị nguyên, ít nhất hai trong bốn triệu chứng sau sẽ xuất hiện:
- Biểu hiện da, niêm mạc, chẳng hạn như nổi mày đay, phù mạch, nổi ngứa…
- Các triệu chứng hô hấp như: khó thở, thở rít.
- Tụt huyết áp và các hậu quả của nó.
- Các triệu chứng ở đường tiêu hóa như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy..
Trường hợp thứ 3: Người bệnh tiếp xúc với chất dị nguyên gây dị ứng, tụt huyết áp có thể xảy ra trong vài giây đến vài giờ. Khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, người lớn có nguy cơ giảm 30% so với giá trị bình thường. Đối với trẻ em sẽ giảm 30% so với huyết áp tâm thu bình thường hoặc so với huyết áp tâm thu của lứa tuổi tương tự.
Khi có phản vệ, sốc phản vệ sẽ xuất hiện trong bệnh cảnh thứ ba. Tất cả các có thể chuyển sang tình trạng sốc phản vệ.
Bác sĩ Lê Trung Tuấn
Khoa Cấp cứu - Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.