Theo Bác sĩ Lê Tùng Dương - Khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn, nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Phương pháp điều trị chính của tình trạng này là sử dụng kháng sinh đúng cách và đúng liều.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra phác đồ điều trị, người bệnh cần phải thăm khám và được chẩn đoán là nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm khuẩn tụ cầu vàng dựa vào triệu chứng lâm sàng. Và triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là sự xuất hiện ngoài da những nốt mụn nhọt, áp xe.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy dịch của người bệnh để tiến hành kiểm tra, có thể là dịch máu, dịch mủ hoặc dịch đờm (khi bệnh nhân ho ra). Khi cấy sẽ thấy xuất hiện vi khuẩn tụ cầu vàng trên kính hiển vi.
Nói về vấn đề phòng ngừa nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, bác sĩ Dương cho biết, muốn phòng ngừa tốt cần phải “cắt đứt” nguồn lây. Cụ thể:
- Phải giữ vệ sinh cá nhân tốt.
- Chăm sóc các vết thương kỹ càng và đúng cách.
- Tuyệt đối không được dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
BS Lê Tùng Dương
Khoa Hồi Sức Cấp Cứu
Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn
Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.