Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản, nằm ở phần bụng dưới và ở hai bên của tử cung. Nơi này cũng chính là nơi để ‘sản xuất’ trứng và các hormone estrogen và progesterone.
Hầu như phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể có khả năng phát triển ít nhất một u nang buồng trứng trong suốt cuộc đời, trong đó u bì buồng trứng là một dạng thường gặp nhất.
1. U bì buồng trứng là gì ?
U bì buồng trứng (hay còn gọi là u nang bì buồng trứng, u quái) là một dạng của u nang buồng trứng. Loại u nang này có nguồn góc từ một số tế bào mầm, khi các tế bào mầm phát triển và biệt hóa tốt sẽ tạo thành 1 số u quái trưởng thành hoặc u bì với những cấu trúc là tuyến bã, da, tóc xương…
U nang buồng trứng dạng bì thường được chia thành 2 dạng là u nang bì lành tính và u nang bì ác tính.
- U nang bì lành tính thường có thể tiên lượng được và điều trị khá dễ dàng.
- U nang bì ác tính sẽ có diễn biến bệnh phức tạp và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
U bì buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trung bình, ở độ tuổi từ 30 -50, tỉ lệ bị u bì buông trứng ở nữa giới chiếm hơn 230%. (khoảng 98% là khối u lành tính, 2% là u ác tính).
Thông người, phụ nữ thường sẽ gặp phải u bì buồng trứng phải, hoặc u bì buồng trứng tráo, rất hiếm trường hợp (khoảng 10%) nữ giới bị u bì buồng trứng 2 bên, vì điều này có thể gây ra các biến chứng nặng nề hơn cho sức khỏe.
U bì buồng trứng là một dang của bệnh u nang buồng trứng (Nguồn: Internet)
2. Phân loại u bì buồng trứng
U bì buồng trứng được chia thành 2 loại là u nang bì trưởng thành và u nang bì không trưởng thành.
- U nang bì trưởng thành: Là loại u nang bì hình thành từ những lá thai ngoài. Ở phía trong u nang bì trưởng thành được chia thành ba loại nhỏ là: u quái trưởng thành đặc, u quái trưởng thành bọc đồng và u quái trưởng thành hóa ác.
- U nang bì không trưởng thành: Gồm các mô có xuất phát lá thai ở trong hoặc lá thai giữa chưa biệt hóa. Loại u này bao gồm các mô xuất xứ từ 3 lá phôi và những cấu trúc non hoặc phôi và thường gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi dậy thì.
3. Nguyên nhân nào gây u bì buồng trứng ?
Những yếu tố được xác định chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh u nang bì buồng trứng ở phụ nữ mà chị em cần đặc biệt quan tâm:
- Phụ nữ bị u bì buồng trứng có thể là do nang trứng phát triển không đầy đủ, dẫn đến không hấp thụ được các chất lỏng trong buồng trứng.
- Mạch máu nang trứng bị vỡ khiến cho khối u nang bị xuất huyết cũng là một trong những nguyên nhân gây u bì buồng trứng.
- Dư thừa chorionic gonadotropin (HCG) cũng có thể dẫn tới u nang lutein
- Do thể vàng phát triển dẫn đến kinh nguyệt kéo dài
- Do sự kích thích buồng trứng của các hormone luteinizing (LH) khiến khối u nang phát triển nhanh chóng.
U bì buồng trứng có thể gây ra những cơn đau bụng dữ dội (Nguồn: Internet)
4. Triệu chứng điển hình của u nang bì buồng trứng
Phần lớn u bì buồng trứng không có dấu hiệu rõ rệt khi ở giai đoạn mới hình thành hoặc đang phát triển, do đó, các chị em thường rất khó nhận biết và đề phòng.
Khi khối u bì buồng trứng phát triển đủ to hoặc có biến chứng thì sẽ gây ra các triệu chứng rất đặc trưng sau đây:
- Phụ nữ thường thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ liên tục.
- Kinh nguyệt không đều.
- Có triệu chứng nôn hoặc buồn bôn
- Đầy bụng, đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong tử cung.
- Bị đau tức vùng khoang bụng (dưới rốn) và có cảm giác chướng bụng.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Vị trí vùng xương chậu thường bị đau theo cơn hoặc liên tục, có thể lan ra hai bên đùi và kéo dọc trên thắt lưng.
- Cảm thấy khó chịu hay bị đau âm ỉ khi có quan hệ tình dục.
- Phụ nữ hay bị rối loạn tiêu hóa, đại tiện khó do khối u chèn ép trực tràng.
5. U bì buồng trứng có thể gây ra những biến chứng gì ?
Mặc dù phần lớn các khối u bì thường là lành tính nhưng vẫn có những trường hợp người bệnh gặp phải u ác tính. Lúc này những biến chứng có thể xảy ra chính là:
- U bì buồng trứng xoắn khi mang thai: Một biến chứng hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Khi các khối u bì lớn lên sẽ tạo ra sức nặng đè lên buồng trứng và khiến chúng bị xoắn lại, gây cản trở dòng máu nuôi dưỡng buồng trứng, mô bị hoại tử, viêm nhiễm hoặc làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và khả năng sinh sản.
- Vỡ nang buồng trứng: Khi các khối u bì bị vỡ sẽ gây ảnh hưởng đến các nang trứng khác. Đồng thời cũng sẽ gây nên nhiều vẫn đề nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, chảy máu nội bộ, nhiễm trùng….
6. Cách điều trị u bì buồng trứng hiện nay
Thông thường để điều trị u bì buồng trứng bác sĩ sẽ tùy thuộc vào sự phát triển cũng như tính chất của khối u mà đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Phần lớn các trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định giải phẫu nhằm đề phòng một số biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là nguy cơ ung thư hóa.
Hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất hiện nay là:
6.1. Phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cho những trường hợp u bì được phát hiện sớm với kích thước nhỏ và lành tịnh Lúc này người bệnh chỉ cần thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ các u này ra khỏi cơ thể là được.
Phần lớn bệnh nhân bị u bì buồng trứng sẽ được chỉ định phẫu thuật (Nguồn: Interenet)
6.2. Phẫu thuật bóc tách (mở ổ bụng)
Khi khối u phát triển khá lớn không thể phẫu thuật nội soi thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bóc tách bằng cách mở một vết mổ trên thành bụng để đưa khối u ra ngoài. Nhưng nếu khối u đã chuyển biến thành ung thư, thì cần phẫu thuật để loại bỏ buồng trứng và tử cung để đảm bảo an toàn sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, một số trường hợp còn sử dụng thuốc tránh thai để ngăn sự rụng trứng và sự phát triển của u bì buống trứng mới. Đồng thời, chúng còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
7. Biện pháp ngăn ngừa tái phát u bì buồng trứng
- Sinh hoạt điều độ: Thường xuyên tập thể dục, nhưng không nên vận động mạnh và đột ngột, hạn chế ra quá nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước.
- Chế độ ăn uống đều độ, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu protein, ít chất béo. Uống đủ nước mỗi ngày. Ăn thêm các loại thực phẩm bổ sung sắt trong máu như: thịt bò, gan, hạt đậu, socola, đậu phụ… khi kinh nguyệt bất thường.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng, làm việc quá sức, suy nghĩ phiền muộn sẽ dẫn đến suy gan, khí huyết kém, tạo điều kiện để nang bì buồng trứng tới thăm.
- Không nên nạo phá thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai một cách thường xuyên.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là thăm khám phụ khoa 6 tháng một lần.
Trên đây là những thông tin về bệnh u bì buồng trứng mà chị em nên biết, việc tiến hành thăm khám và điều trị sớm căn bệnh này sẽ giúp chị em tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.