Đăng nhập

Đà Lạt định hướng mở thành 2 vùng với nhiều vệ tinh

00:00
01:59
01:59
LÂM ĐỒNG - Ngày 29/3, UBND tỉnh Lâm Đồng trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đề nghị thẩm định và phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.

Theo đồ án, phạm vi quy hoạch được xác định theo cao trình 850m so với mực nước biển, bao gồm toàn bộ thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, cùng một phần huyện Lâm Hà.

Tổng diện tích quy hoạch là 336.067 ha, tương đương với diện tích của Hà Nội hiện nay. Mục tiêu của đồ án là hình thành một Đà Lạt hiện đại, phát triển du lịch quốc gia và bảo tồn những giá trị di sản đặc sắc.

Đồ án không chỉ kế thừa từ Quy hoạch 704 mà còn đề ra tầm nhìn cho Đà Lạt đến năm 2045 với những chiến lược phát triển rõ ràng bao gồm việc giải quyết các vấn đề như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông và môi trường. Điều này giúp Đà Lạt không chỉ duy trì vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

dji202401011223110077d-17431525574221334313366Xem toàn màn hình
Đà Lạt hiện hữu được định hướng tiếp tục là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm quốc gia - Ảnh: TTO

Một điểm đáng chú ý là đồ án chia thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành hai vùng phát triển chính. Vùng phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương được phát triển thành đô thị trung tâm với các chức năng kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.

Lạc Dương dự kiến sẽ sáp nhập vào Đà Lạt trước năm 2030, là trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp với đặc trưng khí hậu và cảnh quan độc đáo, mang tầm quốc gia và quốc tế.

Vùng phía nam: định hướng phát triển các cụm đô thị vệ tinh định hướng tái cấu trúc đô thị Đức Trọng, D’Ran, Thạnh Mỹ, Nam Ban.

Trong đó phát triển đô thị Đức Trọng với 3 chức năng chính bao gồm trung tâm sản xuất công nghệ cao, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và trung tâm logistics cấp vùng; định hướng trong tương lai trở thành trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh; có vai trò là đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia.

Đà Lạt sẽ trở thành một đô thị với đặc trưng "Rừng trong thành phố - Thành phố trong rừng," kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường tự nhiên. Thành phố sẽ có 9 phân khu chức năng, bao gồm các khu vực phát triển đô thị, du lịch, thương mại và khu vực bảo tồn.

Bình luận