Chờ...

Bệnh nhân tiểu đường có dùng được dầu cá không?

VOH - Dầu cá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe được ưa chuộng hiện nay. Nghiên cứu cho thấy, dầu cá có thể điều hòa lượng đường trong máu, lipid máu, cholesterol và còn có thể chống trầm cảm.

Nhưng liệu dầu cá có phù hợp với bệnh nhân tiểu đường không? Nhóm người nào có tác dụng cải thiện sức khỏe tốt nhất khi dùng dầu cá?

Bệnh nhân tiểu đường có dùng được dầu cá không? 1
Đối với bệnh nhân tiểu đường, bổ sung dầu cá không có cải thiện độ nhạy insulin - Ảnh: TVBS

Bệnh nhân tiểu đường có dùng được dầu cá không?

Lin Shihang, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, theo một đánh giá có hệ thống và phân tích tài liệu lớn vào năm 2017 của thế giới, hàng trăm nghiên cứu liên quan đã được thu thập và phân tích.

Kết quả cho thấy, việc bổ sung dầu cá không cải thiện độ nhạy insulin ở người khỏe mạnh; đối với hội chứng chuyển hóa thì bổ sung dầu cá lại có thể cải thiện độ nhạy insulin rõ rệt. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, bổ sung dầu cá không thể cải thiện độ nhạy insulin.

Nói cách khác, bệnh nhân tiểu đường có thể uống viên dầu cá nhưng sẽ không có nhiều tác dụng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Dầu cá chỉ có thể cải thiện các vấn đề khác như lipid máu (mỡ máu), cholesterol trong máu và tâm trạng.

Cholesterol là một chất béo có trong máu, cholesterol cần thiết để tạo ra các tế bào khỏe mạnh, nhưng nếu mức cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Dầu cá điều hòa lượng đường trong máu như thế nào?

Chuyên gia Lin Shihang cho biết, Omega-3 có trong dầu cá như ALA, DHA và EPA là những loại dầu có hoạt tính sinh học. Cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của dầu cá bao gồm chống viêm, điều chỉnh các tín hiệu liên quan đến insulin trong tế bào và tăng tính lưu động của màng tế bào.

Chuyên gia Lin Shihang giải thích rằng, tình trạng viêm là một trong những nguyên nhân chính làm giảm độ nhạy insulin, các chất chuyển hóa omega-3 sẽ hình thành các cytokine chống viêm, có thể điều chỉnh sự cân bằng của các chất gây viêm trong cơ thể. Từ đó làm giảm tình trạng viêm tế bào và giảm độ nhạy insulin sau đó.

Dầu cá có thể làm giảm việc sản xuất các cytokine gây viêm và do đó cải thiện vấn đề kháng insulin do viêm gây ra.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hormone gây viêm và mỡ có thể gây ra rối loạn chức năng của lưới nội chất và ty thể của tế bào, ngăn chặn các kênh glucose được chuyển đến màng tế bào và ngăn cản glucose đi vào tế bào, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm độ nhạy insulin và không dung nạp được lượng đường trong máu.

Nghiên cứu cũng phát hiện thêm, axit béo Omega-3 có thể điều chỉnh các cơ chế cụ thể của mạng lưới nội chất, từ đó làm tăng quá trình oxy hóa chất béo trong ty thể.

Bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa, các tế bào có thể thực hiện đúng các tín hiệu do insulin mang lại, cho phép lượng đường trong máu đi vào tế bào để sử dụng và cải thiện độ nhạy insulin.

Chuyên gia dinh dưỡng Lin Shihang nói thêm rằng, cấu trúc của axit béo Omega-3 có thể cải thiện tính lưu động của màng tế bào, cải thiện khả năng giao tiếp và truyền tải thông điệp giữa các tế bào, từ đó cải thiện độ nhạy insulin.