Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cây na: Cây ăn quả nhiệt đới đem đến nhiều lợi ích sức khỏe

(VOH) – Khi mùa xuân ‘gõ cửa’ là thời điểm cây na chuẩn bị ra hoa, cũng là lúc người trồng na phải cần mẫn chăm sóc để thu hoạch được những quả na ưng ý vào mùa thu hằng năm.

“Hàn huyên” về cây trái tuổi thơ thì không thể quên cây na – loại cây cho quả ngọt lành, là một thức quà quê dân dã. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cây na gần gũi này trong bài viết nhé. 

1. Đặc điểm của cây na

Na có khá nhiều tên gọi khác nhau như mãng cầu na, mãng cầu ta, mãng cầu dai hay sa lê. Tại Việt Nam, cây na là một trong những cây ăn quả rất phổ biến, được trồng chủ yếu ở khu vực miền Bắc, có đặc tính chịu rét và hạn khá tốt. Một số giống na nổi tiếng hiện nay bao gồm na rừng, na nữ hoàng, na bở, na dai hay na tím. 

Để trồng cây na đòi hòi phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, bởi sau khoảng 4 – 5 năm mới có vụ thu hoạch đầu tiên. Bên cạnh đó, mỗi năm cây cho ra trái chỉ một lần vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, hiếm khi kéo dài tới đầu Đông. 

2. Tác dụng của cây na  

Canh tác và trồng cây na khá kì công, song hầu hết các bộ phận của cây na từ quả tới lá đều đem đến những lợi ích tốt cho sức khỏe. 

2.1 Quả na 

Tùy theo mỗi loại giống, hình dáng và kích thước của quả na có đôi chút khác biệt, nhưng nhìn chung quả na thường có hình cầu, múi bên trong màu trắng. 

Quả na cung cấp cho cơ thể đa dạng các nhóm vitamin bao gồm vitamin A, vitmain B và C, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

cay-na-cay-an-qua-nhiet-doi-dem-den-nhieu-loi-ich-suc-khoe-voh-0
Quả na là nguồn bổ sung đa dạng vitamin thiết yếu cho cơ thể (Nguồn: Internet) 

Ngoài ra, đây cũng là nguồn bổ sung các nhóm chất chống oxy hóa quan trọng, góp phần ngăn ngừa lão hóa da, đồng thời phòng chống các bệnh lý nguy hiểm. 

Xem thêm: Nhớ mãi vị ngọt thơm của quả na – thức quả ‘chân ái’ của bao thế hệ vì ‘hội tụ’ nhiều dưỡng chất quan trọng mà ai cũng cần

2.2 Lá na 

Lá na có hình bầu dục dài, màu xanh lục nhạt. Nhiều người thường thắc mắc lá na có tác dụng gì thì câu trả lời là lá na thường được sử dụng làm vị thuốc trong các bài thuốc Đông y.

Lá na kết hợp với lá bồ công anh hoặc lá ngải cửu đi để giảm sưng viêm, mụn nhọt và hỗ trợ điều trị sốt rét. 

Xem thêm: Tưởng là loại lá ‘bán không ai mua’ nhưng lá na lại có 4 công dụng ‘xịn’ đến thế này cơ mà!

2.3 Hạt na 

Các thành phần trong hạt na có thể dùng điều chế các sản phẩm diệt côn trùng, trị chấy rận. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý đập nát hạt na bởi độc tố trong hạt sẽ gây viêm loét giác mạc hay các vết thương bỏng trên da. 

3. Bà bầu ăn na có tốt không? 

Quả na được đánh giá là thức quả tương đối lành tính, ngọt thơm và rất dễ ăn, đồng thời loại quả này còn góp phần cải thiện tốt sức khỏe của chị em phụ nữ trong quá trình dưỡng thai.

Dưới đây là một số công dụng quan trọng của quả na với bà bầu:

  • Giảm ốm nghén 
  • Chống phù nề 
  • Cải thiện hệ vận động 
  • Ngăn ngừa táo bón 
  • Kiểm soát căng thẳng 

Xem thêm: ‘Chăm bẵm’ các chị em thời kì bầu bì, nếu quên ‘tẩm bổ’ quả na ngọt lành thì 'bỏ sót' nhiều dưỡng chất lắm đấy!

4. Trẻ em ăn na có tốt không?

Chế độ ăn uống của trẻ luôn cần theo dõi “khắt khe” để hạn chế tối đa những ảnh hưởng sức khỏe của con. Quả na góp mặt trong danh sách các loại trái cây được chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung thêm cho trẻ. 

cay-na-cay-an-qua-nhiet-doi-dem-den-nhieu-loi-ich-suc-khoe-voh-1
Quả na mềm, ngọt, thơm nên các bé thường rất thích ăn (Nguồn: Internet) 

Theo phân tích dinh dưỡng, na bổ sung nhiều protein dễ hấp thu, đáp ứng khoảng 5.7% nhu cầu protein trong một ngày của các bạn nhỏ. Hơn nữa, loại quả này còn đem đến nguồn axit béo omega-6, tham gia vào quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh. 

Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc trộn na với sữa để bé ăn thêm vào bữa phụ. Cần lưu ý rằng mỗi ngày chỉ cho bé ăn khoảng 1- 2 quả na, nên cân đối khẩu phần ăn của bé, tránh việc tập trung ăn quá nhiều na khiến con đầy bụng và chán ăn thực phẩm khác. 

Xem thêm: Mua trái cây cho trẻ, mẹ nhớ đừng để ‘lọt’ quả na bởi có nhiều dưỡng chất ‘quý hơn vàng’ đấy nhé!

5. Hướng dẫn cách chọn na ngon

Mỗi người sẽ có sở thích khác nhau, thích ăn na dai hoặc na bở. Dù vậy, để lựa chọn quả na ngọt thơm và ít hạt đôi khi lại không hề “dễ dàng” nếu như bạn không chú ý quan sát những đặc điểm sau:

  • Nên chọn quả na có mắt na to, không bị thâm đen. 
  • Lựa quả có vỏ mỏng, còn nguyên cuống. 
  • Chọn quả na to vừa phải, tròn đều, tránh bị nứt nẻ.

Xem thêm: ‘Bõ công’ đợi cả năm tới mùa na chín mà ‘mù mờ’ những bí quyết này thì sao chọn được quả na ngọt thơm!

6. Ăn na nhiều có tốt không?

Thông thường khi tới mùa na, chúng ta có tâm lý tranh thủ ăn không “hết mùa”, tuy nhiên thói quen ăn na dồn dập và quá liều lượng trong một thời gian có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Khi ăn na nhiều bạn có thể gặp phải một số ảnh hưởng xấu sau đây:

  • Gây nóng trong người, nổi mụn. 
  • Tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên hơn (đặc biệt khi ăn na chưa chín kĩ hoặc chín nẫu). 
  • Dư thừa kali trong máu, gây khó thở, ảnh hưởng tới sức khỏe của tim mạch. 

Xem thêm: 'Rõ rành rành' na là thức quả bổ dưỡng nhưng đừng ăn quá nhiều kẻo lại 'lợi đâu chẳng thấy'!

Vậy là từ lá tới quả và cả hạt na đều có những công dụng hữu ích, đặc biệt được thưởng thức quả na ngọt ngọt thơm thơm thì sẽ nhớ mãi. Nhưng hy vọng rằng với những lưu ý trong bài viết này, bạn sẽ biết cách tận dụng những lợi ích từ cây na thật khoa học và hợp lý nhé.

Bình luận