Tiêu điểm: Nhân Humanity

Củ cải trắng có tác dụng gì? Các lưu ý khi ăn củ cải trắng

(VOH) - Củ cải trắng góp mặt ở rất nhiều món ăn hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới, đặc biệt tại Nhật Bản và Việt Nam. Cùng tìm hiểu xem củ cải trắng có tác dụng gì trong bài viết này.

Củ cải trắng có tên khoa học là Raphanus sativus L, thuộc họ cải Brassicaceae. Trong chương trình Phòng mạch FM, PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) đã giúp chúng ta “gỡ rối” băn khoăn về tác dụng của củ cải trắng – loại củ thanh mát vừa đem lại hương vị ngon ngọt cho món ăn vừa là cây thuốc quý chữa bệnh.

1. Củ cải trắng có tác dụng gì?

Củ cải trắng có vị ngọt, hơi thé một chút, không quá đắng và hoàn toàn không có độc tính, đặc biệt rất giàu chất xơ cũng như vitamin nên góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. 

1.1 Ngăn ngừa ung thư

Củ cải trắng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư nhờ có chứa chất glycosid. Đây là chất xúc tác, tác động lên một số hormone trong cơ thể như phytochemical và antosianin, ngăn chặn việc hình thành gốc tự do, sự tiến triển của tế bào gây ung thư. 

1.2 Giảm đau hiệu quả 

Có nhiều thắc mắc gửi tới bác sĩ Nguyễn Thị Bay rằng, ăn củ cải trắng sẽ gây đau xương khớp, tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng. Thực tế, chất cay trong củ cải còn giúp giảm đau mỏi cơ bắp và xương khớp, cũng như kháng khuẩn hiệu quả. 

Xem thêm: Giảm đau nhức xương khớp bằng các món ăn đơn giản hàng ngày

1.3 Phòng chống táo bón

Ăn củ cải trắng thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa được chứng táo bón vì trong củ cải trắng rất giàu thành phần xenlulozo (chất xơ). 

1.4 Đẩy lùi cảm lạnh

Bác sĩ Nguyễn Thị Bay cho biết, khi bạn ăn củ cải trắng đều đặn sẽ tránh được tình trạng cảm lạnh, nhất là khi cơ thể bạn nhạy cảm với thời tiết và ho nhiều khi trời chuyển lạnh, hoạt chất raphanin sẽ gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh, giúp long đờm và giảm ho hiệu quả.

cu-cai-trang-co-tac-dung-gi-cac-luu-y-khi-an-cu-cai-trang-voh-0
Củ đậu hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả (Nguồn: Internet) 

1.5 Giảm thiếu máu

Củ cải trắng là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt và photpho nên rất hữu ích khi điều trị tình trạng thiếu máu thường xuyên. Hơn nữa, lượng vitamin B12 trong củ cải giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu xảy ra. 

1.6 Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân thì có thể chọn củ cải trắng để chế biến các món ăn. Bác sĩ Bay chia sẻ, dùng 100g củ cải trắng tươi ép lấy nước uống sẽ làm mất đi lượng lớn calorie tồn dư trong cơ thể hoặc nếu bạn ăn canh củ cải trắng liên tục trong 2 tuần lễ thì có thể giảm được khoảng 2kg. 

Xem thêm: 3 loại thực phẩm là ‘thần dược’ giảm cân, giữ dáng của người Nhật

1.7 Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nhờ bổ sung chất glycosid tác động đến insulin để điều tiết lượng đường trong máu cũng như có chỉ số glycemic thấp nên củ cải trắng là loại củ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

1.8 Cải thiện chức năng gan 

cu-cai-trang-co-tac-dung-gi-cac-luu-y-khi-an-cu-cai-trang-voh-1
Củ cải trắng hỗ trợ hoạt động thải độc của gan (Nguồn: Internet) 

Trong củ cải trắng có chứa các hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ gan thải độc và phân tách chất béo hiệu quả. Bên cạnh đó, khi gan hoạt động tốt sẽ kiểm soát được bệnh vàng da, bởi gan có thể xử lý các tế bào hồng cầu cũ bị vỡ, giảm tình tình trạng tích tụ bilirubin gây vàng da. 

Xem thêm: Thấy triệu chứng vàng da, nguy cơ cao đang mắc các bệnh thuộc 4 nhóm nguy hiểm

1.9 Duy trì sức khỏe của thận

Hợp chất diuretic được tìm thấy trong củ cải trắng được xem như một “chất tẩy rửa” tự nhiên, hỗ trợ thận lọc bỏ những chất độc, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng như viêm đường tiết niệu hay suy thận. 

1.10 Điều trị bệnh hen suyễn 

Trường hợp mắc bệnh hen suyễn, đường hô hấp thường bị nhiễm trùng và sung huyết, có thể sử dụng bài thuốc củ cải hấp đường phèn để làm dịu đi cơn ho, co thắt khó thở do dị nguyên gây ra. 

2. Lá củ trắng có tốt không?

Không chỉ phần củ mà lá củ cải trắng cũng có thể được xem như một loại rau xanh dùng cho các món canh, xào hoặc salad.... Lá củ cải trắng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân, có lợi cho da, giải độc cũng như duy trì sức khỏe mạch máu.

Xem thêm: 'Bật mí' 8 lợi ích sức khỏe từ lá củ cải trắng mà rất nhiều người đã bỏ qua

3. Bà bầu ăn củ cải trắng được không?

Củ cải trắng vốn là thực phẩm quen thuộc với nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Các thành phần có lợi trong củ cải trắng như chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất... đều là những dưỡng chất tốt cho thai kỳ. 

Do đó, bà bầu ăn củ cải trắng khi mang thai sẽ giúp nâng cao sức khỏe cũng như hỗ trợ giữ gìn sắc vóc. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, thì ăn củ cải trắng cũng chứa những rủi ro nhất định, vì thế, mẹ bầu cần thận trọng khi ăn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm:  5 lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn củ cải trắng, mẹ còn ngại gì mà không thử?

4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng củ cải trắng 

Dù là một loại củ cung cấp rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, bạn sẽ “bỏ phí” những lợi ích sức khỏe mà củ cải trắng đem lại. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng củ cải trắng:

4.1 Hạn chế ăn củ cải trắng bị nứt

Khi chọn mua củ cải trắng, nên hạn chế mua các củ có dấu hiệu bị nứt bởi có thể do trong quá trình trồng, cây có hàm lượng lớn thuốc kích thích tăng trưởng hoặc bị úng nước. Nên chọn củ cải còn nguyên cuống và rễ, to vừa, thuôn dài về phía đuôi. 

4.2 Không nên ăn sống

cu-cai-trang-co-tac-dung-gi-cac-luu-y-khi-an-cu-cai-trang-voh-2
Không ăn củ cải trắng còn sống để tránh bị ngộ độc (Nguồn: Internet) 

Tuyệt đối không ăn củ cải trắng còn sống bởi loại củ này khi chưa nấu chín sẽ còn độc tố furocoumarins gây đau dạ dày. 

4.3 Một số thực phẩm không nên ăn cùng

Trong quá trình chế biến món ăn với củ cải trắng, tốt nhất không nên kết hợp cùng cà rốt, nấm hay mộc nhĩ vì hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng dễ bị phá hủy, nghiêm trọng hơn sẽ gây nên sốc do dị ứng. 

4.4 Khử bớt vị đắng

Nếu không ăn được đắng, trước khi chế biến món ăn với củ cải trắng, nên ngâm củ cải trong nước muối khoảng 5-10 phút, rồi vắt nước đi để giảm vị chát và đắng. 

5. Cách trồng củ cải trắng tại nhà

Củ cải trắng có thể mua được ở bất cứ gian hàng nào tại chợ hay trong siêu thị, tuy nhiên, bạn cũng có thể tự trồng củ cải trắng tại nhà. Do thời gian sinh trưởng nhanh nên bạn có thể trồng củ cải trắng nhiều vụ trong năm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.

Xem thêm: Bí quyết trồng củ cải trắng tại nhà mập mạp, ngọt ngon cho bữa cơm gia đình

6. Hàm lượng dinh dưỡng của củ cải trắng

Dựa trên các nghiên cứu thành phần, hàm lượng dinh dưỡng của 338g củ cải trắng được tính toán như sau: 

  • Năng lượng: 61
  • Carbs: 14 g
  • Protein: 2 g
  • Chất xơ: 5 g
  • Vitamin C: 124% giá trị hàng ngày
  • Axit folic (vitamin B9): 24% giá trị hàng ngày
  • Canxi: 9% giá trị hàng ngày
  • Magiê: 14% giá trị hàng ngày
  • Kali: 22% giá trị hàng ngày
  • Đồng: 19% giá trị hàng ngày

Củ cải trắng là thực phẩm “vàng” cung cấp nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như thịt kho củ cải, củ cải kho mặn, củ cải trắng ngâm nước tương, gỏi củ cải trắng, củ cải trắng ngâm chua ngọt,... Vì vậy, đừng bỏ loại củ hữu ích này nhé!

Bình luận